TRƯỜNG HỌC ĐẲNG CẤP - XÃ HỘI NHỎ VĂN MINH - ĐẠI GIA ĐÌNH ĐẦM ẤM

-NẾP NHÀ TRÍ ĐỨC-

– Ý nghĩa buổi sinh hoạt KTX về Nếp chào hỏi –

        Suốt ¼ thế kỷ,  ngôi trường Độc – Lạ Trí Đức đã lưu truyền vô số Nếp Trường – Nếp Nhà. Những người con Trí Đức có quyền tự hào về đẳng cấp, nếp văn minh và sự đầm ấm, tốt đẹp của Đại gia đình và đương nhiên cũng cần có trách nhiệm, bổn phận gìn giữ, lưu truyền và phát huy những nét đẹp của Nếp Nhà Trí Đức.

 

        Theo đó, mỗi học học sinh Trí Đức, từng ngày, từng giờ, từ tác phong đi đứng, ăn mặc, phát ngôn, chào hỏi, sinh hoạt hàng ngày, vệ sinh môi trường… đều được tất cả các cán bộ, giáo viên, nhân viên trường Trí Đức chỉ bảo mọi lúc, mọi nơi. Cũng chính tại nơi đây, mỗi thầy cô giáo, cô bác, anh chị cán bộ nhân viên trong Trường đều là người bố, người mẹ, người anh, người chị dành cho học sinh tất cả tình thân, tình thương. Đại gia đình luôn dành cho mỗi học sinh những điều tốt đẹp nhất, mong học sinh nên người. Để xứng đáng là người con của Đại gia đình Trí Đức, mỗi học sinh không quên học tập, rèn giũa Nếp Nhà Trí Đức từ lẽ sống đến cách ứng xử, từ những điều thường nhật đến hoài bão lớn lao.

        Nói về Nếp Nhà Trí Đức không thể hết trong khoảng thời gian ngắn vội. Bởi từ việc ăn, ở, học, chơi đến sinh hoạt, ứng xử… suốt 25 qua học trò Trí Đức đều vận hành theo Nếp. Mỗi tuần một lần sinh hoạt KTX, vào tối Chủ nhật, tất cả học sinh nội trú lại quay quần bên nhau, bên Người Cha chung của Đại gia đình, bên các thầy cô, các bố các U để được lắng nghe, cùng ôn lại Nếp Nhà Trí Đức, nhắc nhở nhau tiếp nối và phát huy Nếp Nhà để Trí Đức mãi tươi đẹp.  

–  Nếp chào hỏi  –

        Một lời chào hỏi tưởng là việc nhỏ nhưng cả thế giới diệu kỳ giữa người với người được mở ra, ấm mãi.

        Từ xa xưa cổ nhân có câu: “Tiên học lễ hậu học văn” để răn dạy người đi học thì phải biết học lễ nghĩa, đạo đức trước rồi mới học tri thức. Đó là đạo học lấy con người làm gốc. Với Trí Đức, triết lý giáo dục là “Thành Người trước khi thành Tài”, việc rèn dạy học sinh về Nếp Nhà Trí Đức, rộng hơn là đạo làm trò, làm người được chú trọng đặc biệt.

        Trong buổi sinh hoạt KTX tối chủ nhật đầu xuân, NẾP CHÀO HỎI – Văn hóa chào hỏi của học trò Trí Đức là chủ đề để tất cả học sinh KTX nhìn lại, trao đổi, thảo luận vô cùng hào hứng. Từ nhận thức đến hành động, mỗi học trò tự nhắc nhở mình, nhắn nhủ bạn bè, anh chị em trong Đại gia đình cùng thực hành ứng nghiệm triệt để văn hóa chào hỏi trong thực tiễn cuộc sống thường ngày. Từ đó, rất tự nhiên, chào hỏi là thói quen là Nếp văn hóa của học trò Trí Đức. 

 

Hình ảnh trong buổi Sinh hoạt KTX

        Từ buổi sinh hoạt KTX, mỗi học sinh Trí Đức đều thấm thía sâu sắc hơn ý nghĩa của chào hỏi, sự linh hoạt và nét đẹp trong cách chào hỏi. Điều đó vốn đã có và duy trì xuyên suốt thực tế Trí Đức.

        Trí Đức là Nhà. Mỗi khi khách đến chơi nhà, ấn tượng đầu tiên để lại trong lòng mỗi vị khách về học sinh Trí Đức là khi thấy bất kì ai vào Trường, học sinh đều lễ phép chào hỏi. Điều đó làm cho các vị khách cảm thấy nơi đây vô cùng thân thiện và hiếu khách.

        Lời chào, câu hỏi vốn chẳng mất tiền mua. Trao đi một câu chào, chúng ta được nhận lại rất nhiều, được sự tôn trọng, được tình yêu thương, sự thân thiện và luôn luôn thấy cuộc sống vui vẻ chan hòa ý nghĩa, thậm chí được cả một cuộc đời.

        Chào hỏi thể hiện nét văn hóa của mỗi cá nhân, rộng hơn là của một dân tộc, một đất nước. Chào hỏi là lễ phép, khẳng định người chào hỏi đích thực được nhận nền tảng giáo dục cẩn thận từ phía gia đình, nhà trường và cộng đồng. Vì vậy, mỗi chúng ta cần phải giữ gìn và phát huy nét đẹp này. Đặc biệt, là học sinh trường Nội trú Trí Đức, mỗi học trò thường xuyên, liên tục thực hành, rèn luyện và tu dưỡng hằng ngày từ những điều nhỏ nhất để trở thành một con người hiện đại, toàn diện trong một xã hội văn minh.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN