TRƯỜNG HỌC ĐẲNG CẤP - XÃ HỘI NHỎ VĂN MINH - ĐẠI GIA ĐÌNH ĐẦM ẤM

THÔNG BÁO!

Kính gửi tất cả các thầy (cô) giáo bộ môn và thầy (cô) GVCN các lớp

Theo tình hình thực tế dịch bệnh có thể còn kéo dài, việc học trên truyền hình và online có thể đến hết năm học này. BGH Nhà trường đề nghị các thầy (cô) chú ý rút kinh nghiệm làm tốt một số vấn đề sau đây :

  1. Phải kiểm diện chặt chẽ, chính xác tất cả các tiết học và phối hợp với PHHS để không còn một học sinh nào nghỉ với lý do không thật cần thiết.
  2. Quản lý tiết học sát xao hơn, không để một học sinh nào còn làm bất cứ việc gì trong giờ học ( nhất là học sinh lớp 10), không để học sinh khác ngồi vào lớp mình.
  3. Phải bằng mọi cách thu đủ bài làm của học sinh và chấm chữa, vào điểm, thông báo cho học sinh rồi nộp về Giáo vụ đúng quy định của Trường.
  4. Cần tương tác với học sinh nhiều hơn, trao đổi chia sẻ giữa GVBM với GVCN thường xuyên qua từng tiết, từng buổi học về mọi vấn đề của lớp và cập nhật vào biểu theo dõi để sau đó phản ánh cho Nhà trường.
  5. Khẩn trương chuyển đổi từ phần mềm Zoom sang 2 phần mềm đuôi edu của sở GDĐT Hà nội mới cấp mà Nhà trường đã gửi cho các thầy (cô).

Thầy cô nào mạng chưa đủ mạnh, chưa ổn định cần nâng cấp sớm.

  1. Từ tuần 13/4 Nhà trường bố trí mỗi tuần một tiết sinh hoạt tổ bộ môn. Đề nghị các thầy (cô) tổ trưởng chủ động triển khai để phục vụ kịp thời mọi vấn đề trong dạy và học online tốt hơn hiệu quả hơn (có chấm công báo cho Giáo vụ).

Tất cả CB, GV, NV toàn Trường thường xuyên, liên tục phải thực hiện đúng, nghiêm túc “Những việc cần làm trước khi HS trở lại trường” mà Nhà trường đã phổ biến và đã gửi văn bản.

  1. Một số việc riêng đối với các GVCN :

a, Nhà trường bố trí mỗi tuần 1 tiết sinh hoạt lớp. Đề nghị các cô GVCN cần soạn nội dung, chương trình và chuẩn bị hình thức tổ chức sinh hoạt thật thiết thực, cụ thể, chi tiết và sinh động đảm bảo hiệu quả về ba mặt : Học tập, phòng chống dịch Covid-19 và các vấn đề khác (bổ ích, vui vẻ, đoàn kết…). Có thể mời một, hai đại diện cha mẹ học sinh cùng dự.

b, SỔ THEO DÕI HỌC SINH LỚP ….

  1. I) Mục “Điểm danh”

Điền theo hướng dẫn sau:

V: Học sinh không có mặt trong tiết học; M: học sinh vào tiết muộn; P: học sinh nghỉ nhưng có sự xin phép của phụ huynh học sinh)

Nếu học sinh vào vắng tiết 1: hãy ghi V1; học sinh vắng tiết 1,3: hãy ghi V1,3.

Nếu học sinh vắng tiết 1, vào muộn tiết 2, phụ huynh xin phép cho nghỉ tiết 3: hãy ghi V1M2P3

Chú ý: Nếu học sinh đôi lúc bị bật ra khỏi lớp học do mạng internet hơi kém, nhưng rồi lại kết nối lại được với lớp học thì không được coi là một tiết vắng hoặc muộn.

  1. II) Mục “ý thức kỷ luật”

Dùng số “1,2,3,4” để điền vào cột tương ứng với sự vi phạm ý thức kỷ luật của học sinh, chú ý quan sát ví dụ minh họa để biết được cách đánh số “1,2,3,4”

để có thể biết chi tiết học sinh đã vi phạm kỉ luật ở tiết nào, mức độ nào.

1: Không bật camera khi học nên giáo viên không quan sát được học sinh.

2: Không tự tắt micro cá nhân hoặc khi đã bị giáo viên tắt micro cả lớp nhưng vẫn cố bật khi không được giáo viên gọi phát biểu (có thể coi là mất trật tự trong giờ học).

3: Không ngồi tại bàn học bài với đầy đủ dụng cụ học tập: sách, vở, bút,…

4: Học sinh tự ý chia sẻ màn hình máy tính của mình mà không được sự đồng ý của gvbm.

5: Học sinh viết nội dung không lành mạnh trong mục cửa sổ “chat”: nói tục, chửi bậy, gọi tên bố mẹ nhau, tán tỉnh, rủ nhau chơi game, …

6: Học sinh vô lễ với giáo viên bộ môn.

Ví dụ: học sinh Nguyễn Văn An tiết 1 và tiết 3 không bật camera, tiết 2 tự ý chia sẻ màn hình máy tính cá nhân khi không được sự cho phép của giáo viên bộ môn.

Ta sẽ tiến hành tích đánh dấu như sau: trong mục “ý thức kỷ luật” “cột 1” điền “1,3”; trong mục “ý thức kỷ luật” “cột 4” điền “2”

III) Mục “ý thức học tập”

Dùng số “1,2,3,4” để tích vào cột tương ứng với sự vi phạm ý thức học tập của học sinh :

7: Học sinh được giáo viên gọi và biết tự bật micro của mình lên để trả lời, sau khi trả lời xong thì tắt micro cá nhân. (đây là mục tốt để còn tuyên dương khi sinh hoạt lớp).

8: Học sinh được giáo viên bộ môn gọi phát biểu nhưng không bật micro để trả lời.

9: Học sinh được giáo viên bộ môn gọi phát biểu, đã bật micro để trả lời nhưng không trả lời được.

10: Điểm số học sinh đạt được trong tiết học: ví dụ: T5;L6;H7;S8;Sư9;Đ5;GD10;V5;A6 được hiểu là toán 5; lý 6; hóa 7; sinh 8; sử 9; địa 5; giáo dục CD 10; văn 5; Anh 6.

Ví dụ: Học sinh Nguyễn Văn An tiết 1 được học sinh gọi phát biểu nhưng không bật micro trả lời, tiết 2 được gọi nhưng không trả lời được mặc dù đã bật micro, tiết 3 được

điểm 10 môn toán. Ta sẽ tiến hành tích đánh dấu như sau:

Trong mục “ý thức học tập” ”cột 8” điền “1” ;

“ý thức học tập” ”cột 9” điền “2”

“ý thức học tập” ”cột 10” điền “3T10”. Nếu có thêm điểm môn khác nữa thì ta điền như sau: 2V7;3T10 tức là tiết 2 được 7 điểm môn văn và tiết 3 được 10 điểm môn toán.

.

  1. IV) Mục “lý do V,M” (lý do vắng, muộn) :

11: Ngủ quên

12: Không nhớ thời khóa biểu

13: Mạng internet của học sinh kém

14: Mất điện

15: Cố tình không học

Ví dụ: Học sinh Nguyễn Văn An tiết 1 vào học muộn do ngủ quên, tiết 2 không vào được do mạng internet kém, tiết 3 không học mà khi liên hệ với phụ huynh thì được biết

đã cố tình không học bài tiết đó. Ta sẽ tiến hành tích đánh dấu như sau:

Trong mục “lý do V,M” ”cột 11” điền “1”

“lý do V,M” ”cột 13” điền “2”

“lý do V,M” ”cột 15” điền “3”

  1. V) Mục “LL phhs” (liên lạc phụ huynh học sinh)

Dùng ký tự “x” để đánh dấu vào hàng tương ứng với tên học sinh:

16: Đã liên lạc với phụ huynh học sinh và phụ huynh trả lời sẽ nhắc nhở con.

17: Đã gọi điện liên lạc với phụ huynh học sinh nhưng phụ huynh học sinh không nghe máy và đang chờ kết nối lại.

18: Đã liên lạc với phụ huynh học sinh nhưng chính bản thân phụ huynh học sinh cũng không bảo được con học bài.

Ví dụ: Học sinh Nguyễn Văn An tiết 1 vào học muộn, tiết 2 không thấy xuất hiện trong lớp học, tiết 3 thì học bình thường. Kết thúc các tiết học trong buổi sáng, giáo viên chủ nhiệm gọi ngay cho phụ huynh học sinh để tìm hiểu nguyên nhân thấy rằng tiết 1 ngủ quên, tiết 2 do mạng kém. 2 lý do trên đã có cột tương ứng để tích vào trong mục “lý do V,M” tuy nhiên ta tiến hành tích thêm vào cột “LL phhs” “cột 16” điền “x”.

  1. VI) Mục “ghi chú”

Điền thêm nội dung khác phát sinh trong quá trình học tập của học sinh.

Ví dụ: Tiết 1 học sinh nguyễn Văn A đã …

VII) Sổ theo dõi học sinh trong một ngày của giáo viên chủ nhiệm lớp …

VII) Sổ ghi đầu bài (yêu cầu phải cập nhật tuyệt đối chính xác ngay sau tiết học.)

VIII) Đóng góp thêm từ phía giáo viên chủ nhiệm khi trực tiếp ngồi tại các lớp quan sát việc dạy và học của giáo viên bộ môn và học sinh :

(Giáo viên chủ nhiệm viết ngay những gì nhìn thấy về giáo viên bộ môn hoặc học sinh mà cảm thấy chưa ổn vào mục này. Mọi thông tin sẽ được bảo mật. Rất mong nhận được những đóng góp chân quý (kể cả là cảm tính hay lý tính). Như vậy, mỗi ngày giáo viên chủ nhiệm sẽ theo dõi và điền thông tin vào 2 bảng trên tại lớp của mình (tức mỗi ngày điền 1 trang giấy với 2 bảng có sẵn).

Hà nội, ngày 12/4/2020

Phó Hiệu Trưởng

(Đã ký)

Hà Trung Hưng

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN