TRƯỜNG HỌC ĐẲNG CẤP - XÃ HỘI NHỎ VĂN MINH - ĐẠI GIA ĐÌNH ĐẦM ẤM

CHỈ ĐẠO DẠY, HỌC TẬP VÀ GIÁO DỤC HỌC SINH CỦA TRƯỜNG THPT TRÍ ĐỨC

 I. Chỉ đạo giảng dạy:

1) Bám sát đối tượng, dạy kỹ kiến thức cơ bản, chú ý rèn kỹ năng vận dụng. Dạy đâu chắc đấy, dạy đâu luyện đấy, hổng đâu bù đấy.

2) Vừa dạy kiến thức, vừa dạy cách học (cách tự học và cùng học) đặc biệt cách phát hiện vấn đề. Dạy cho học sinh thích học để tự vươn lên và dạy làm người.

3) Phát hiện và bồi dưỡng để học sinh giỏi được phát triển tối đa, giúp học sinh yếu đuổi kịp các bạn.

4) Nâng cao, kết hợp với luyện thi Đại học từ lớp 10 theo nguyện vọng tự chọn của học sinh. Luôn hướng học sinh tiếp cận và cho học sinh thử sức với các đề thi Đại học. Dạy để các em không chỉ thi đỗ Đại học mà còn có tiềm lực vươn lên mãi mãi.

5) Tăng giờ chính khoá cho các môn: Toán, Lý, Hoá, Văn, Tiếng Anh. Riêng Tiếng Anh sẽ đầu tư dạy để sau khi tốt nghiệp lớp 12 các em có được công cụ đắc lực để học tốt ở Đại học hoặc đi du học ngay. Sau mỗi giai đoạn đào tạo (2 tháng) thi chất lượng một lần (5 môn: V, T, L, H, A). Tổ chức thi nghiêm túc như thi Quốc gia để học sinh được tập dượt toàn diện cũng là động lực thôi thúc học sinh phấn đấu liên tục.

 

II. Chỉ đạo học tập:

Coi trọng cả việc học ở trên lớp và học ở nhà, phối hợp đồng bộ 3 khâu: Học thầy, tự học và cùng học.

Chủ động trong học tập, học theo kế hoạch hợp lý nhất, tích cực vận dụng sáng tạo Phương pháp học tập Trí – Đức để xây dựng cho mình phương pháp học tập tiên tiến và hiệu quả.

Học kỹ kiến thức cơ bản, chú trọng luyện kỹ năng vận dụng, kỹ năng phân tích và tổng hợp kiến thức, đặc biệt kĩ năng phát hiện vấn đề. Học đâu chắc đấy, học đâu luyện đấy, hổng đâu bù đấy. Đảm bảo:

Thường xuyên biết tự kiểm tra, tự đánh giá kết quả học tập. Phấn đấu hôm nay cao hơn hôm qua.

Học ra học, học thật, thi thật, điểm thật, kiến thức thật. Phải chen chân được vào trường Đại học mà mình thích để lập nghiệp.

Học tốt tất cả các môn, trong đó ưu tiên các môn sẽ thi Đại học, đặc biệt Tiếng Anh phải học thường xuyên liên tục, học đâu dùng đấy, học “Tiếng Anh sống” để nó trở thành công cụ đắc lực cho suốt quá trình học tập và làm việc về sau.

Vừa học kiến thức vừa học hành vi lối sống, học đạo đức làm người và các kỹ năng sống, kỹ năng hoạt động xã hội để thích nghi, hoà nhập được cuộc sống cộng đồng.

 

III. Giáo dục đạo đức cho học sinh:

1) Giáo dục cho học sinh biết yêu bản thân, hiểu đúng và thực hành tốt đạo Hiếu, hiểu đúng và tôn trọng luật Nhân quả.

2) Giúp học sinh xác định được mục đích học tập là: Học để1 hiểu biết; để lập nghiệp; để khẳng định mình; để hội nhập tốt với cuộc sống cộng đồng và hội nhập Quốc tế.

3) Giáo dục, hướng dẫn, giúp đỡ để các em có thể tự lập, tự quản tốt mọi hoạt động sinh hoạt, học tập của mình.

4) Giáo dục, hướng dẫn, giúp đỡ để các em có ý thức và thói quen tôn trọng tổ chức kỷ luật của cộng đồng, đặc biệt biết tự kỷ luật bản thân.

5) Giáo dục để các em có tinh thần tập thể, yêu tập thể, yêu thiên nhiên, tạo điều kiện để các em có những cơ hội đóng góp xây dựng tập thể, làm đẹp thiên nhiên.

 

                                            Hà Nội, ngày 05 / 6 / 2002

                                       Hiệu trưởng

                                       Hà Trung Hưng

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Call Now Button 0378718188