Sở GD&ĐT Hà Nội Trường THPT Trí Đức Điện thoại: 0243.768.6902 Website: www.tri-duc.edu.vn Email: c3triduc@hanoiedu.vn |
Cộng Hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Bản Cam kết thực hiện nội quy |
Tên em là: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. . . Sinh ngày ……./………/……… .
Học sinh khóa . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .. Mã số: . . . . . . . . . . . . . . . . .
Sau khi đã nghiên cứu kỹ Nội quy và các Quy định khác của Nhà trường đối với học sinh nội trú em nhận thấy những điều trong nội quy là rất cần thiết để xây dựng một môi trường sống tập thể nội trú trật tự, bình yên, thân thiện có kỷ cương phép tắc. Từ nội quy này sẽ tạo nên được rất nhiều nền nếp tốt đẹp và có thể tổ chức được nhiều hoạt động tập thể tươi vui bổ ích cho mọi HS. Nội quy là nền tảng để xây dựng môi trường học tập thật sự tốt, giúp HS tập trung được tư tưởng chú tâm học tập, tận dụng được thời gian, thường xuyên nhắc nhở HS hâm nóng mục đích động cơ học tập và nó còn tạo ra rất nhiều điều kiện, cơ hội giúp HS phát huy mọi khả năng tiềm ẩn nên hiệu quả học tập sẽ rất cao. Nội quy còn là bộ luật dân sinh rất đồng bộ đầy đủ, chi tiết, rất nhân văn và văn minh làm chuẩn mực hướng dẫn, điều chỉnh mọi hành vi trong cuộc sống của HS nội trú. Đồng thời có nội quy như vậy thì mới bảo vệ được mọi quyền lợi chính đáng cho tất cả học sinh. Do đó KTX Trí Đức với bộ nội quy hoàn hảo này sẽ tạo thành một trường học dạy kiến thức tổng hợp về đạo lý làm người, về những giá trị sống, kỹ năng sống rất thiết thực, phong phú cho chúng em. Bản thân em hoàn toàn nhất trí. Em thấy mình có đủ điều kiện và lòng tự tin để có thể thích nghi, thực hiện được nội quy nên em muốn được sống và học tập trong môi trường nội trú như vậy. Việc này đã được bố mẹ em đồng ý. Em hứa tôn trọng và cam kết thực hiện đầy đủ, nghiêm túc mọi điều trong Nội quy này đồng thời tôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh mọi kỷ luật của Nhà trường trong bản nội quy cụ thể như sau:
Điều 1: Em đảm bảo việc xin nhập học tại trường Trí Đức là do bản thân em hoàn toàn tự nguyện với mục đích, động cơ và lòng thiết tha Tầm Sư học Đạo. Em muốn tìm đến Trí Đức để được học những Thầy giáo, Cô giáo giàu tâm huyết và thực giỏi với hy vọng vừa được trang bị kiến thức thật chuẩn, thật vững vàng, vừa được trang bị phương pháp học tập tiên tiến và đặc biệt phương pháp tư duy thông minh để có thể phát triển tối đa năng lực bản thân cũng như để có khả năng tiếp tục học lâu dài mãi mãi về sau. Em muốn được sống, học tập và rèn luyện ở môi trường sư phạm chuẩn mực để được học thật, có kiến thức thật thì sau này mới có năng lực thực để làm việc và mới thích nghi được với mọi sự biến đổi phức tạp của cuộc sống. Muốn được tự lập, được sống thật với con người của mình thì sau này không bị đánh mất mình, luôn tự tin trong cuộc sống đủ sức trụ vững vượt qua mọi phong ba của cuộc đời. Và muốn được rèn luyện tu dưỡng thật sự trong môi trường kỷ luật cao để sau này trưởng thành có bản lĩnh thật vững vàng, có thể tự khẳng định mình và có thể hòa nhập chung sống trong mọi cộng đồng, mọi hoàn cảnh. Em hứa sẽ tuyệt đối trung thành với quyết định mà mình đã chọn.
Em hứa sẽ lấy mục tiêu giáo dục đào tạo thiết thực và cao đẹp mà Nhà trường đã giao cho chúng em qua việc chọn búp Sen hồng làm biểu tượng tinh thần cho HS Trí Đức để luôn nhắc nhở bản thân noi theo những đức tính cao quý tốt đẹp ấy của Sen mà luôn nỗ lực phấn đấu trong học tập và rèn luyện không ngừng. Cụ thể em sẽ phấn đấu theo những đức tính cao quý của Sen như sau:
1. Sen là một trong số rất ít loài cây mà người trồng lại không phải làm đất, không phải chăm bón, không kén chọn đất vẫn rất tươi tốt, đầy sức sống. Có thể nói vào đâu Sen cũng sống, ở đâu Sen cũng tươi tốt. Nhà trường muốn rèn, dạy cho học sinh Trí Đức luôn yêu đời, yêu cuộc sống, muốn các em phấn đấu như Sen để thích nghi với mọi hoàn cảnh, mọi môi trường sống và ở đâu cũng sẽ sống tốt sống đẹp.
2. Sen không cao to đồ sộ, thân mềm, sống với bùn nước giữa mênh mông đất trời nhưng không hề có loại sâu bọ, côn trùng nào phá hoại được. Chúng ta muốn rèn luyện như Sen để có bản lĩnh vững vàng, có kháng thể mạnh mẽ chiến thắng được kẻ xấu kẻ ác, chiến thắng bệnh tật giữ cho thân thể luôn cường tráng.
3. Hoa Sen không bao giờ mọc thành chùm, không mọc từ cành nhánh mà luôn mọc từng bông một trực tiếp từ thân. Điều này muốn nhắc học sinh Trí Đức luôn gắn kết với cội nguồn và làm tròn bổn phận là con. HS Trí Đức không a dua đàn đúm, luôn có bản lĩnh vững vàng và tự lập rất cao. Hoa Sen khi mọc ra vút thẳng lên và vừa xuyên qua bùn nước đã như một bàn tay Tiên búp măng tuyệt đẹp. Các em hãy phấn đấu như vậy: Thẳng thắn, mạnh mẽ, dũng cảm vươn lên giữa đường đời phức tạp đầy biến động nhưng dù hoàn cảnh nào vẫn giữ được vẻ đẹp tự nhiên cốt cách vốn có của mình, luôn xác định và giữ được truyền thống gốc gác của ông cha.
4. Sen còn là tượng trưng cho tính vô nhiễm. Chẳng những cuống rỗng, ngó rỗng song bùn nước cũng không len vào được. Lại càng lạ hơn: tuy mọc lên từ bùn nước, hấp thụ thức ăn từ bùn nước nhưng cánh hoa trắng muốt hoặc hồng tươi tinh khiết, hương thơm thanh nhã chẳng hề nhuốm mùi bùn.
Thầy, trò trường Trí Đức luôn luôn và mãi mãi tôn thờ Sen, noi theo đức tính đó của Sen. Mặc dù trong cuộc sống thường xuyên phải tiếp xúc, đối mặt, sống chung với nhiều thói hư tật xấu, nhiều tệ nạn xã hội song quyết giữ mình, rèn luyện mình không để hoàn cảnh xấu, người xấu chi phối lây nhiễm. ở đây Thầy muốn mượn cái đức Trời cho của Sen để nói về sự làm chủ bản thân, nhắc các em phải coi trọng việc tu thân. Bởi có tu thân thì mới bảo vệ được mình và còn là đầu mối để tiến tới tề gia (tức là biết tổ chức và xây dựng cuộc sống gia đình) mà gia đình là tế bào của xã hội, có tổ chức tốt cuộc sống gia đình thì mới có hạnh phúc và có năng lực tham gia công tác xã hội, phát triển Đất nước.
5. Cuống lá, cuống hoa Sen tuy có gai rất cứng nhưng không sắc nhọn, không làm xước da chảy máu tay người: Chúng ta cần có bản lĩnh cứng rắn vững vàng, có sức khỏe thật tốt, và biết cách tự bảo vệ mình mà không làm hại đến ai.
6. Bất kỳ bông Sen nào đã mọc lên đều nở và sau khi nở đều kết trái cho hạt. Đó là điều cực quý và hiếm. Nhà trường và tất cả các em – những học sinh đã tự nguyện tìm đến theo học tại Trí Đức, đó là những học sinh dũng cảm với khát vọng “Tầm Sư học Đạo” muốn tìm đến thầy tốt, môi trường tốt để rèn đức luyện tài, để tiến bộ thực sự. Chúng ta hãy cùng nhau phấn đấu với nỗ lực tối đa để tất cả đều thành đạt, đều thực hiện được ước mơ hoài bão của mình.
7. Điều quan trọng hơn là sự thành đạt đó như thế nào và sử dụng để làm gì? Chúng ta hãy học tập từ Sen. Sen chỉ sống với bùn nước nhưng từ gốc tới ngọn không có gì là không quí, mọi thứ của Sen đều giúp ích cho con người: Hương Sen là loại hương quý, người đời dùng ướp trà, làm bánh kẹo, nấu chè ăn… Hạt Sen vừa là loại thuốc quí vừa là thức ăn bổ dưỡng. Mầm trong hạt Sen gọi là Tâm sen chữa tim hồi hộp, chữa mất ngủ. Củ và ngó sen đều là thức ăn ngon, bổ dưỡng và đều là thuốc cầm máu, an thần. Tua nhị Sen, vỏ gương Sen, lá Sen đều là các vị thuốc cầm máu, chữa băng huyết, thổ huyết, tiêu ứ, khó tiểu tiện….Lá Sen thường dùng bọc cơm, gói cốm, vừa giữ cho cốm khỏi khô vừa tạo hương thơm đặc trưng không lá gì có thể thay thế…
Xét tổng thể phải nói rất hiếm có loại cây nào, loại hoa nào được sống trong điều kiện đơn giản chỉ là bùn, nước mà lại đạt tới kết quả tuyệt đỉnh như vậy, ở đó chứa đựng đầy đủ các giá trị thẩm mỹ, tinh thần và vật chất tuyệt hảo như Sen! Phải chăng, Sen là sự hội tụ những tinh hoa của âm dương, của đất trời, những tinh tuý của thiên nhiên, của vũ trụ! Và trong thiên nhiên cũng như xã hội loài người có hình ảnh tương phản nào đạt tới độ chín, độ đẹp như Sen với bùn? Bởi thế, người đời đã ca ngợi Sen, cho Sen là loài hoa phi phàm, loài hoa quân tử, hoặc để ví với người quân tử. Cũng có lẽ vì thế mà từ bao đời nay đã có không biết bao nhiêu thơ văn ca ngợi Sen. Sen là thứ hoa gắn liền với đời sống vật chất và tinh thần của con người. Sen đẹp, Sen thơm, Sen tượng trưng cho sự trinh trắng, cao khiết. Sen được cắm trên Ban thờ, Phật ngồi trên toà Sen cho người ta khấn vái. Sen quả là tấm gương sáng, hoàn hảo cho con người noi theo trong rất nhiều trường hợp cả xưa, nay và mãi mãi mai sau…
Vì vậy, Thầy cũng như Nhà trường muốn học sinh Trí Đức hãy noi theo hoa Sen: mặc dù được xuất phát từ vị trí còn khiêm tốn, dù phải trải qua rất nhiều khó khăn nhưng với ý chí và nghị lực mạnh mẽ, với tinh thần cần cù nhẫn nại, được ước mơ cao đẹp soi sáng và tiếp thêm sức mạnh quyết tự vươn lên đạt đỉnh điểm của sự thành đạt khiến ngươì đời phải ngưỡng mộ, thán phục. Thầy muốn mỗi học sinh Trí Đức hãy là một bông Sen, noi theo bông Sen, đem sự thành đạt giúp ích cho đời và khi thành đạt, đã đẹp đã thơm, vẫn giản dị dịu hiền, luôn giữ được sự trinh trắng cao khiết, thơm nhưng thoang thoảng, thanh nhã mà nồng đượm.
Điều 2: Em hứa sẽ học tập nghiêm túc kỹ lưỡng để hiểu đúng, hiểu sâu sắc đầy đủ và thường xuyên quán triệt, thực hành vào trong mọi lĩnh vực của cuộc sống điều quan trọng đầu tiên của sự hiểu biết, có thể nói là gốc của lòng nhân đó là: Biết yêu bản thân đúng cách. Từ đó luôn có trách nhiệm cao với bản thân, luôn đặt cho mình nhiệm vụ tự tu tức là tự phát hiện lỗi lầm để tự tu sửa hành vi của chính mình và coi trọng tự xét mình nghĩa là tự trách mình không trách người khác. Phấn đấu học tập rèn luyện không ngừng mọi lúc mọi nơi mọi hoàn cảnh để biết phân định phải trái, đúng sai, tốt xấu, lợi hại, thiện ác, sang hèn…, biết khơi trong gạn đục giữ tốt bỏ xấu làm cho trí tuệ, tâm hồn ngày càng sáng láng. Luôn tận dụng mọi điều kiện, mọi cơ hội để hoạt động làm việc, làm được nhiều điều có ích có nghĩa. Làm cho mọi người ngày càng gần gũi mình, yêu thương quý mến mình hơn.
Điều 3: Là HS nội trú, nên toàn bộ thời gian 24/24 giờ trong ngày, tất cả các ngày trong tuần trong tháng và mọi hoạt động, sinh hoạt của em đều ở trong Trường, trong KTX. Hằng ngày em được các Thầy giáo, Cô giáo, tận tâm giảng dạy truyền thụ kiến thức. Được các cô bác CBNV ở các bộ phận đời sống vật chất ngày đêm sớm tối chăm lo cho từng miếng ăn giấc ngủ. Được các cô, chú ở bộ phận y tế hết mực thương yêu chăm sóc sức khỏe từng ly từng tý, từ hắt hơi sổ mũi đến ốm đau phải đi viện đều rất kịp thời chu đáo. Đội ngũ các Thầy, Cô giáo chủ nhiệm và đội ngũ các Thầy, các chú, bác quản lý HS nội trú là những người vất vả nhất, cường độ làm việc cao nhất và áp lực căng thẳng nhất. Bởi vì đồng thời vừa phải trông nom, chăm sóc, quản lý, vừa phải dạy bảo cho gần 1000 HS nội trú đủ mọi hoàn cảnh từ khắp các vùng miền trên cả Nước hội tụ về đây, tất cả đều trong cái tuổi “nhất quỷ nhì ma” này, làm sao cho tất cả HS đều nên người. Vì thế em luôn xác định Nhà trường và KTX Trí Đức như là ngôi nhà ruột thịt thứ hai của mình. Các Thầy giáo, Cô giáo, các cô bác CBNV Nhà trường như người cha người mẹ và những người ruột thịt thân thiết. Và vì vậy em muốn được và cần phải đồng thời vừa thực hiện đạo (phép tắc) người trò vừa thực hiện đạo (phép tắc) người con với Nhà trường, với các Thầy giáo cô giáo và các cô bác CBNV. Ở Trường ta Trường là Nhà, trò là con nên phép tắc người trò cũng là phép tắc người con. Em xin tạc dạ và thực hiện phép tắc người con để không những ở Trường mà khi về nhà em cũng luôn thực hiện đó là
Cha mẹ gọi, trả lời ngay Cha mẹ bảo, chớ làm biếng. Cha mẹ dạy, phải kính nghe Cha mẹ trách, phải thừa nhận. Học phải kỹ, việc phải chăm (1) Sáng phải thăm, tối phải viếng. Đi phải thưa, về phải trình Ở ổn định, nghề không đổi. Việc tuy nhỏ, chớ tự làm Nếu đã làm, thiếu đạo con. Vật tuy nhỏ, chớ cất riêng Nếu cất riêng, cha mẹ buồn. Cha mẹ thích, dốc lòng làm |
Cha mẹ ghét, cẩn thận bỏ. Thân bị thương, cha mẹ lo Đức tổn thương, cha mẹ tủi. Cha mẹ thương, hiếu đâu khó Cha mẹ ghét, hiếu mới tốt. Cha mẹ lỗi, khuyên thay đổi Mặt ta vui, lời ta dịu. Khuyên không nghe, vui can tiếp Dùng khóc khuyên, đánh không giận. Cha mẹ bệnh, biết buồn thương (2) Ngày đêm cầu cha mẹ khỏe. (3) Anh, chị, em biết bảo nhau Càng siêng năng, càng hòa thuận |
Chú thích:
(1): Nguyên bản là “Đông phải ấm, hạ phải mát” có nghĩa là về mùa đông trời giá rét thì phải biết làm gì, làm thế nào cho bố mẹ được ấm và về mùa hạ trời nóng nực oi bức thì phải làm gì, làm thế nào cho bố mẹ được mát. Suy rộng ra phải luôn quan tâm theo dõi phục vụ phụng dưỡng bố mẹ được tốt nhất. Ở đây con là trò, trò là con nên chỉ cần chuyển đổi thành câu như trên là được.
(2): Nguyên bản là: Cha mẹ bệnh, nếm thuốc trước.
(3): Nguyên bản là: Ngày đêm hầu, không rời giường.
Vì trò là con, con là trò nên cả (2) và (3)chỉ cần như trên là được.
Em còn được chung sống và học tập với gần 1000 HS từ khắp các tỉnh thành trên mọi miền Đất nước hội tụ về đây cùng rèn đức luyện tài cùng chung một ước nguyện sau 3 năm tôi luyện ở Nôi Trí Đức này sẽ trưởng thành vững vàng toàn diện, có đầy đủ hành trang, vững tin đi vào cuộc sống lập thân lập nghiệp.
Ba năm với đời người không quá dài nhưng cũng không phải ngắn. Điều quan trọng là thời gian ấy có ý nghĩa gì quan trọng với cuộc đời người ta không? Ba năm cuộc sống tập thể nội trú đúng nghĩa tập thể và càng đúng nghĩa nội trú của HS Trí Đức phải nói là vô cùng quan trọng, vô cùng ý nghĩa với cuộc đời mỗi HS. Và hơn thế nó vô cùng thú vị, vô cùng đẹp đẽ, đẹp đến mức tuyệt vời, có thể nói nó như cuộc sống huyền thoại trong mơ. Khi qua rồi mỗi HS nội trú Trí Đức mới giật mình thốt lên “sao nhanh thế” và lúc đó mới thực sự cảm nhận hết giá trị của những năm tháng đã qua rồi bồi hồi, xúc động và luyến tiếc. Ba năm là trên dưới 1000 ngày, mỗi HS sẽ được tiếp xúc, chung sống với trên dưới 1000 người bạn, anh, chị, em. 1000 ngày đó sẽ cùng nhau vun đắp lên một núi tình cảm khổng lồ vô cùng phong phú, chân thật, trong sáng và tươi đẹp. Sẽ dạy cho nhau cách xử lí giải quyết mọi tình huống trong cuộc sống đời thường như người ta được tiêm đủ mọi vac xin phòng ngừa mọi thứ bệnh trong đời sống xã hội và sẽ trang bị cho nhau một kho báu lớn đó là một ngân hàng kỹ năng sống đa dạng đủ mọi hoàn cảnh. Ba năm này lại là quãng đời cuối, đẹp nhất của tuổi HS, là bước ngoặt quan trọng nhất trong đời: Từ giã áo trắng mộng mơ bước sang tuổi trưởng thành. Vì vậy em sẽ coi tất cả các bạn, các anh chị lớp trên, các em lớp dưới như là những người anh, chị, em ruột thịt trong gia đình mình. Em hứa sẽ luôn quý nhau, yêu thương đùm bọc nhau, đoàn kết, giúp nhau trong mọi lĩnh vực, cùng nhau thực hiện tốt mọi nề nếp, giữ gìn mọi kỷ cương phép tắc của Trường, cùng nhau xây dựng vun đắp cho Mái nhà chung, cho Đại gia đình Trí Đức thật đầm ấm tươi vui. Để mai sau khi xa rồi vẫn mãi luôn nhớ về nhau về cái Nôi Trí Đức. Đó sẽ mãi là nguồn vui ấm áp, niềm tự hào, là động lực sưởi ấm lòng ta, truyền thêm sức mạnh cho ta trong cuộc sống. Và để cứ vào dịp 20/11 hằng năm lại kéo nhau về thăm Thầy thăm Trường, cùng dự đêm giao lưu truyền thống các thế hệ Học sinh Trí Đức vô cùng hoành tráng, thiêng liêng, ấm cúng thì sướng biết bao.
Điều 4: Thực hiện các quy định về chỗ ở:
Mỗi HS nội trú được Nhà trường bố trí có 1 chỗ ở (1 giường trong 1 phòng) ổn định tại KTX, đó là quyền lợi hợp pháp thiêng liêng bất khả xâm phạm. Nhà trường phải duy trì thực hiện nghiêm ngặt điều này thì mới có thể xây dựng và duy trì sự tồn tại của KTX Trí Đức, mới có thể tổ chức tốt mọi hoạt động từ cuộc sống sinh hoạt vật chất, tinh thần, đến học tập vv… mới có thể giữ gìn được trật tự, an ninh, an toàn và bảo vệ được mọi quyền lợi cơ bản chính đáng cho mọi HS. Do đó bắt buộc mỗi HS nội trú phải thực hiện nghiêm túc các điểm sau đây:
1. Chỉ ở đúng phòng, đúng giường đã được Nhà trường bố trí.
2. Cấm tự ý thay đổi chỗ ở.
3. Cấm ngủ lang ở phòng khác, cấm cho người phòng khác sang ngủ ở phòng mình.
4. Cấm vào phòng khác khi phòng đó đi vắng cả hoặc mọi người đều đã ngủ.
5. Cấm tự tiện cho bất cứ ai vào chơi ở phòng mình khi các bạn của phòng mình đi vắng cả hoặc đều ngủ.
6. Mọi trục trặc hư hỏng… các trang thiết bị của phòng ở phản ánh kịp thời với CBNV bộ phận CSVC hoặc BQL. Mọi vấn đề phát sinh khác như không hợp nhau, không thống nhất việc này việc kia… thì báo cáo cho GVCN hoặc BQL.
* Vi phạm Điều này ngoài bị xử lý kỷ luật thông thường còn bị kết các tội khác như: Có hành vi hoặc mưu mô tụ tập kéo bè phái gây rối làm mất trật tự, mất sự bình yên trong KTX; mưu mô tổ chức ẩu đả đánh nhau, ăn cắp, phá hoại tài sản Nhà trường hoặc phá hoại đồ dùng của bạn…và còn nhiều mưu mô xấu khác, do đó sẽ còn bị xử lý các kỷ luật khác theo các tội danh này.
Điều 5: Thực hiện các quy định về thời gian biểu trong ngày:
Mỗi người ai cũng chỉ có 1 tổng quỹ thời gian cố định, không ai có thể tự làm thêm, mua thêm để kéo dài quỹ thời gian đó bằng bất cứ cách nào, với bất cứ giá nào. Mọi người đều thừa nhận mỗi hành vi, lời nói, mỗi thứ gì đó mình làm ra đều phải được thực hiện bằng cách phải lấy đi 1 phần thời gian trong tổng quỹ thời gian của mình. Nghĩa là cuộc đời ta đã bị ngắn đi mất 1 phần. Một người sống có trách nhiệm với bản thân, sống có mục đích, có hoài bão ước mơ cao đẹp thì không thể không biết quý trọng thời gian. Và đều phải biết tường tận từng phút từng giờ, từng ngày, biết sử dụng thời gian một cách khôn ngoan, thông minh và hiệu quả, làm cho nó phải có ý nghĩa trong cuộc đời mình, quyết không lãng phí. Nếu lãng phí tiền của đáng trách 1 thì lãng phí thời gian đáng trách 10. Để không lãng phí thời gian và để sử dụng nó thật sự hiệu quả cần phải có kế hoạch và thời gian biểu cho việc sử dụng thời gian một cách cụ thể hợp lý. Với HS nội trú Trí Đức mỗi giờ mỗi ngày sống ở KTX đều được duy trì bởi tiền đóng gạo góp từ mồ hôi nước mắt của cha mẹ và còn phải trả bằng bao cái giá đắt khác. Vì thế, hơn ai hết mỗi HS nội trú Trí Đức quyết không để lãng phí thời gian, không để “Những phút thờ ơ của thời niên thiếu là những năm hối hận của tương lai”. Thời gian biểu còn giúp chúng ta kiểm soát được hành vi của bản thân, giúp ta nhớ việc để chủ động thực hiện nhiệm vụ, biết lên kế hoạch, sắp xếp phân bổ thời gian cho từng công việc một cách hợp lí, hiệu quả. Do đó mỗi HS phải luôn tự giác thực hiện nghiêm chỉnh thời gian biểu trong ngày của Nhà trường như sau:
Điều 6: Về ăn uống:
Việc ăn uống là nhu cầu tất yếu, không thể thiếu đối với mọi người. Ăn uống là yếu tố đầu tiên quan trọng nhất để duy trì sự sống, phát triển thể chất, tạo năng lượng cho người ta lao động làm việc và để duy trì nòi giống. Ăn uống quan trọng như vậy nên rất cần phải có sự hiểu biết để đảm bảo ăn uống tốt nhất có lợi nhất cho sức khỏe. Có 3 loại kiến thức cơ bản về ăn uống là: Thứ nhất chế độ dinh dưỡng hợp lý cùng với việc lựa chọn sử dụng các loại lương thực, thực phẩm. Thứ hai phải tuyệt đối đảm bảo vệ sinh, an toàn lương thực thực phẩm. Và thứ ba là phải hiểu biết và thực hành văn hóa ăn uống. Các kiến thức trên Nhà trường sẽ trang bị dần cho HS vào các buổi ngoại khóa trong thời gian học tại Trường. Trong khuôn khổ Nội quy này trước hết yêu cầu mọi HS phải thực hiện nghiêm túc các điểm sau đây để đảm bảo việc ăn uống được tốt nhất, có lợi nhất và duy trì nhà ăn tập thể trật tự, vệ sinh, an toàn theo phong cách, nền nếp của HS Trí Đức. Đó là:
1. Đi ăn đúng giờ. Trước khi đi ăn (cả khi đi ăn uống ở Căntin) phải rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng. Ăn đúng mâm của mình và chờ các bạn đến đủ mới ăn, không ăn trước. Ăn uống phải đàng hoàng lịch sự, tôn trọng quy định của mâm, của phòng (như chia đều thức ăn mặn vào bát từng người mới ăn).
2. Giữ gìn vệ sinh khi ăn uống, tránh rơi vãi đổ vỡ, bỏ các thứ ăn thừa, giấy rác, vỏ hoa quả vào bát quy định không vứt ra nền nhà và ngoài sân…
3. Không đi lại lộn xộn, không cười nói trong khi ăn, không ngồi lên bàn, không nhảy qua dãy bàn ăn.
4. Không đưa thức ăn và dụng cụ của Nhà bếp ra khỏi phòng ăn tập thể, không đưa về phòng ở.
5. Mọi trường hợp ốm đau cần phải ăn cháo hoặc không đi ăn được đều nằm nghỉ và ăn tại phòng Y tế.
6. Tuyệt đối không được bỏ bữa đặc biệt bữa sáng, cùng các bạn trong mâm ăn hết tất cả thức ăn của mâm mình.
7. Nếu ốm đau hoặc vì lý do nào đó cần ăn kiêng tạm thời ít ngày phải báo cáo cụ thể với phòng Y tế hoặc Nhà bếp để đựơc giải quyết.
8. Không dùng nước ở bình nóng lạnh trong phòng tắm để ăn uống.
9. Trường hợp sức khỏe yếu cần bồi dưỡng thêm trong thời gian ngắn thì đề nghị bố (mẹ) làm việc với Căn tin, Nhà bếp để được phục vụ hoặc báo cáo phòng Y tế xác nhận để xin phép BGH giao cho các bộ phận Căn tin, Nhà bếp phục vụ theo nhu cầu.
10. Nghiêm cấm lấy trộm thức ăn và dụng cụ của mâm khác cũng như của Nhà bếp. Cấm mọi hành vi gian lận trong các bữa ăn sáng, ăn đêm và đồ ăn tráng miệng như hoa quả, bánh kẹo, kem…
11. Nghiêm cấm tự đun nấu bất cứ thứ gì trong KTX dưới mọi hình thức.
12. Cấm tự tổ chức liên hoan ăn uống trong phòng, trong Trường khi chưa được phép của Ban giám hiệu.
13. Nghiêm cấm mua bán, vận chuyển, lưu giữ, uống và cổ vũ uống rượu, bia trong trường cũng như khi được ra ngoài.
14. Có ý thức tiết kiệm và phân bổ đều hết tháng khoản chi tiêu về ăn uống điểm tâm giải khát ở Căntin. Tuân thủ sự điều hành, nhắc nhở của CBNV Căntin. Nghiêm cấm mọi hành vi, thái độ thể hiện sự vô kỷ luật, thiếu văn hóa, mất đoàn kết, mất vệ sinh, gian lận trong khi ăn uống ở Căntin. Cấm đưa mọi thứ ra khỏi phòng Căntin.
15. Nghiêm cấm mọi hành vi nhờ người ngoài tuồn đồ ăn uống vào Trường dưới mọi hình thức.
• Cấm mang mọi thứ đồ ăn uống cũng như nhận mọi thứ đồ ăn uống từ ngoài vào KTX khi chưa được phép của BGH. Nếu cố tình dấu giếm khi Nhà trường kiểm tra phát hiện sẽ hủy đi và xử lý kỷ luật.
16. Mọi ý kiến gì về ăn uống phải phản ánh trực tiếp với Nhà bếp, Căntin, BQL, BTQ KTX hoặc với GVCN, BGH và phải trung thực, khách quan cấm phát ngôn bừa bãi, xuyên tạc sai sự thật.
17. Tự xem bản quyết toán hàng tháng của mình do Phòng tài chính cấp. Nếu có vấn đề gì vướng mắc, phải trực tiếp phản ánh với kế toán Nhà trường để giải quyết ngay.
Điều 7: Đảm bảo các giấc ngủ trưa và tối:
Ở lứa tuổi HS THPT vẫn rất cần đảm bảo duy trì hai giấc ngủ tối và trưa sao cho tổng 8 tiếng trong đó tối 7 tiếng, trưa 1 tiếng (nếu không tối thiểu phải được 7 tiếng (tối 6, trưa 1). Bởi vì các giấc ngủ như vậy không những chỉ để giải quyết nghỉ ngơi thư giãn xua đi sự căng thẳng mệt mỏi, phục hồi sức khỏe cơ bắp và thần kinh mà còn là để cơ thể tiếp tục phát triển lớn lên, tiếp tục hoàn thiện các bộ phận của cơ thể (HS nam phát triển, lớn lên đến 22 tuổi, HS nữ lớn đến 20 tuổi mới thực sự hoàn thiện. Do đó tất cả HS cần phải hết sức chú ý đảm bảo các giấc ngủ cho đủ và đúng thì mới vừa học tốt trước mắt vừa tiếp tục phát triển cơ thể tối đa, để sau này mới trở thành thanh niên phát triển toàn diện. Vì thế Nhà trường yêu cầu tất cả HS phải thực hiện nghiêm túc các điểm sau đây:
1. Hết giờ tự học buổi tối phải giữ gìn trật tự, không đi lại lộn xộn, đặc biệt không gây ồn ào huyên náo làm ảnh hưởng đến tinh thần, tâm lý của mình cũng như mọi người trước khi chuẩn bị đi ngủ, đồng thời ảnh hưởng giấc ngủ của dân xung quanh (Đối với K.12 học ca 3 phải chú ý hơn).
2. Trước giờ đi ngủ, trực nhật kiểm diện nếu thiếu người hoặc có người phòng khác sang ngủ lang thì đề nghị cả phòng cùng tham gia tìm, giải quyết và báo ngay cho BQL KTX.
3. Tuyệt đối đảm bảo giấc ngủ trưa và giấc ngủ đêm theo thời gian biểu đã quy định, không làm bất cứ việc gì trong các giờ ngủ.
4. Đêm ngủ phải mắc màn. Khi ngủ không để quạt thổi thốc vào mặt. Buổi sáng và trưa khi đã dậy không tái ngủ trở lại.
5. Nếu đã có lần bị ngất, có dấu hiệu bệnh tim mạch, huyết áp, ngủ mê sảng, giãy giụa hoặc quá béo phải nằm giường dưới.
6. Nghiêm cấm mọi trường hợp đi lại lộn xộn, tụ tập vui chơi, ăn uống, hò hét huyên náo trong các giờ ngủ trưa và đêm.
Điều 8: Về giữ gìn trật tự, an ninh, an toàn trong KTX và trong Trường:
Không thể phủ nhận rằng với mỗi bậc làm cha làm mẹ, với mỗi gia đình thì đứa con trưởng thành, khỏe mạnh, hiếu thảo là tài sản lớn nhất, quý nhất, là tài sản vô giá không gì có thể thay thế, đôi khi có những người cha mẹ còn coi trọng con hơn cả bản thân. Và như vậy dĩ nhiên đứa con phải được quan tâm, đầu tư bảo vệ, chăm sóc, nuôi và dạy tốt nhất cao nhất. Thế mà hai chục năm qua, năm nào cũng vậy rất nhiều cha mẹ từ khắp các vùng miền trên 40 tỉnh thành từ Nam ra Bắc mang theo sắc màu của 12 dân tộc từ Thành thị về Thư quê, từ miền xuôi lên miền ngược lặn lội vượt đèo cao suối sâu, vượt đường xa sông cả đưa con về gửi hẳn, giao hẳn được cho Trí Đức thay mình bảo vệ, chăm sóc, nuôi và dạy thế là yên tâm là toại nguyện. Tại sao thế? Tại sao lại có chuyện lạ rằng những người cha mẹ rất xa lạ lại có thể tin Trí Đức đến mức tin hơn cả bản thân mình để dũng cảm dám trao con cho Trí Đức nơi đất khách quê người cách xa hàng trăm, hàng nghìn cây số, hằng tháng không thấy mặt con?.. Thì ra những vị cha mẹ này đã rất dầy công tìm hiểu, nghiên cứu và rất đồng tình, tâm đắc với mục tiêu giáo dục đào tạo của Nhà trường, đồng tình với quan điểm, chủ trương, tư tưởng chỉ đạo dạy và học, chỉ đạo công tác quản lý và giáo dục học sinh, đặc biệt về lĩnh vực đảm bảo trật tự, an ninh, an toàn cho HS. Bởi vì đây là vấn đề các bậc cha mẹ quan tâm nhất, lo lắng nhất mà ở nhà các bậc cha mẹ không làm nổi. Bởi thế mỗi HS cần phải thấu hiểu nỗi lòng đó của cha mẹ mình đã hết mực yêu thương, hy sinh tất thảy, lo lắng triền miên, ghìm nén cả tình cảm mẫu tử nhớ nhung chỉ vì tương lai của bản thân mình, từ đó cần phải khắc sâu và thực hiện thật nghiêm túc các điểm sau đây:
1. Khi phát hiện trong phòng ở, trong lớp học hoặc trong KTX, trong trường có sự việc lạ khả nghi, có người vi phạm nội quy hoặc có việc gì đột xuất, ví dụ: Có dấu hiệu tụ tập gây rối, có dấu hiệu xích mích, gây gổ, đe dọa, bắt nạt, đánh nhau, quan hệ với người không tốt đang vi phạm pháp luật, có hiện tượng yêu đương nam nữ, nói dối, bịa đặt tung tin không tốt, lưu giữ các đồ cấm, trốn ra ngoài, làm hư hại tài sản Nhà trường, ăn cắp vặt, ngủ lang, có người lạ vào KTX, vào lớp học, có người bị tai nạn, bị ngất, có thiết bị điện nước bị hư hỏng vv… phải báo ngay cho BQL KTX hoặc GVCN, Y tế hoặc cho bộ phận CSVC hoặc cho Thầy, cấm làm ngơ, bao che, dấu giếm.
2. Khi có người ngoài đột nhập vào trong Trường, trong KTX, trong phòng ở, trong lớp phải rất bình tĩnh, tìm mọi cách báo ngay cho BQL KTX hoặc cho GVCN, cho bất cứ CBNV ở bất cứ bộ phận nào của Trường hoặc cho Thầy, không tụ tập gây ồn ào huyên náo và nghiêm cấm việc gây ẩu đả.
3. Chỉ đá bóng và chơi bóng rổ ở đúng sân bóng, không chơi ở bất cứ chỗ nào khác.
4. Học sinh nam không cắm đầu chạy thục mạng trong khuôn viên Trường.
5. Tôn trọng và thực hiện đúng các quy định của Nhà trường về đi lại giao thông trong KTX, khu phòng học, cũng như mọi khu vực khác trong khuôn viên Trường. Không tự ý vào những chỗ không được phép, không tụ tập chơi trước cổng chính. Học sinh nam đi lối đã quy định cho nam, nữ đi lối đã quy định cho nữ.
6. Cấm thò đầu nhoài người ra ngoài ô thoáng cầu thang, ngoài lan can cầu thang và lan can hành lang của các nhà tầng. Cấm tụ tập đùa nghịch xô đẩy nhau ở hành lang và lan can hành lang các nhà tầng.
7. Khi đi lên và xuống cầu thang cấm chạy, cấm tỳ người trượt theo lan can cầu thang xuống.
8. Cấm phơi, treo và để các thứ lên hoa sắt ở khu giặt phơi, hoa sắt các ô thoáng, cửa sổ, hoa sắt trên lan can và cấm phơi, treo trên dây mắc màn.
9. Cấm khóa chốt, buộc chặt cửa bên trong phòng ở vào mọi thời điểm ngày cũng như đêm.
10. Cấm leo trèo và đu người lên lan can hành lang, cầu thang, lên các lưới sắt, các hoa sắt, cửa sổ, lên mái nhà của tất cả các nhà, lên dây phơi, cột điện, tường rào, cây cối vv…
11. Cấm nhảy từ giường nọ sang giường kia.
12. Cấm dùng thành giường, lanh tô sang cửa, các khung cửa sắt hành lang, cầu thang và mọi thứ không phải là xà của TDTT mà làm xà tập thể thao.
13. Cấm ném, vứt mọi thứ từ trên các nhà tầng KTX và khu học xuống phía dưới.
14. Cấm nghịch dậm chân xuống nền nhà, cấm đạp chân vào tường.
15. Cấm tổ chức mọi hoạt động thể dục thể thao, vật lộn, đùa nghịch, chạy nhảy, trượt vv… tại phòng ở, phòng học, các hành lang KTX và hành lang nhà học.
16. Cấm để các loại dụng cụ thể thao và các loại đàn, sáo… tại phòng ở, trừ vợt bóng bàn và quả bóng bàn, còn lại tất cả các dụng cụ khác phải gửi vào phòng CLB hoặc kho TDTT khi nào chơi thì đến lấy.
17. Cấm tự cắt tóc, cạo tóc cho mình và cho bạn bằng bất cứ dụng cụ gì.
18. Nghiêm cấm mọi hành vi sau:
– Chèn ép, bắt nạt, ép buộc người khác làm bất cứ việc gì dưới bất cứ hình thức nào với bất cứ mục đích gì nếu không phải nghĩa vụ của họ.
– Khiêu khích, thách đố, đe doạ và bắt nạt người khác.
– Kéo bè kéo cánh, gây xích mích chia rẽ nội bộ.
– Đánh người, ẩu đả, đánh nhau, tham gia đánh hội đồng.
– Đồng lõa, cổ vũ đánh nhau, lôi kéo người khác tham gia đánh nhau.
– Nhờ người này đánh người kia, nhờ người thân, người ngoài và học sinh ngoại trú trả thù bạn ở nội trú hộ mình hoặc hộ bạn mình.
19. Nghiêm cấm HS K.12, K.11 giao du với HS K.10 và ngược lại HS K.10 giao du với K.11, K.12 nếu không được phép của BGH Nhà trường vì dễ dẫn đến mất đoàn kết, mất mát vặt, lôi kéo rủ rê nhau vào các hành động vi phạm đạo đức, vi phạm nội quy hoặc gây những ảnh hưởng không tốt cho nhau, cho người khác.
20. Nghiêm cấm mọi trường hợp tự cho mình hoặc nhóm bạn bè của mình có quyền can thiệp, phán xét, giải quyết, xử lý đối với bất cứ việc gì của người khác hoặc nhóm khác khi chưa được phép của BGH Nhà trường (trừ trường hợp can ngăn một cách vô tư khách quan khi có người ẩu đả, đánh nhau và khi cứu giúp người ốm đau, tai nạn).
21. Cấm đi gọi bạn hộ người khác khi chưa biết chính xác mục đích. Nếu vì việc gọi bạn mà dẫn đến ẩu đả đánh nhau thì bị kỷ luật như người đánh nhau.
22. Nghiêm cấm mọi hành vi, lời nói, thái độ biểu hiện sự chống đối, khiêu khích, thách đố đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên Nhà trường cũng như với tập thể, hay với bất cứ người nào làm nhiệm vụ do Nhà trường và tập thể giao. Mọi sự không đồng ý không đồng tình đều phản ánh với BQL hoặc GVCN hoặc BGH để giải quyết và khi đó phải tôn trọng quyền lợi của tập thể, tôn trọng nhau, tôn trọng kỷ luật.
23. Nghiêm cấm tự tổ chức hội họp, tụ tập, tuyên truyền, kích động, gây rối, hò reo la hét huyên náo gây hoang mang, mất trật tự trong Trường.
24. Cấm dựng chuyện, bịa đặt đêm ngủ mơ mộng thấy ma quái, thần linh và các điều kinh dị khác. Cấm tuyên truyền mê tín dị đoan gây hoang mang, mất trật tự trong KTX.
25. Cấm mọi hình thức, mọi việc nô đùa quá trớn. Cấm dùng sách vở, đồ dùng học tập vv… ném nhau, cấm đánh giả đánh vờ dẫn đến xích mích ẩu đả hoặc dễ gây thương tích cho nhau.
26. Cấm phát ngôn bừa bãi, kê kích, trêu trọc người khác, nói lung tung, nói xấu nhau gây chia rẽ, làm mất đoàn kết nội bộ và các hoạt động có nội dung không lành mạnh khác.
27. Cấm mọi hành vi, việc làm vận động lôi kéo, rủ rê người khác vào những hoạt động không tốt, hoạt động vi phạm nội quy của Trường, vi phạm pháp luật Nhà nước và vi phạm đạo đức.
28. Nghiêm cấm mọi hành vi tự mình truy tìm hoặc vận động lôi kéo người khác cùng mình truy tìm những người tố cáo phát giác các vụ việc, các hiện tượng vi phạm nội quy trong KTX, trong Trường. Nghiêm cấm mọi hành vi, lời nói, thái độ châm chọc, khích bác, đe dọa, khiêu khích, tung dư luận để xuyên tạc, bôi nhọ, cô lập, trả thù, lôi kéo người khác cùng tham gia trả thù đối với người đã phát giác tố cáo mình, hoặc tố cáo người khác cũng như tố cáo mọi trường hợp vi phạm nội quy.
29. Cấm tung tin, bịa đặt, vu khống cho bất cứ ai về bất cứ điều gì. Nghiêm cấm mọi việc làm, hành vi với ý đồ xấu làm hại đến danh dự, thanh danh người khác như lấy đồ của mình hoặc của người này để vào chỗ người kia với mục đích vu oan cho người ta ăn cắp vv…
30. Cấm dựng chuyện bịa đặt nói dối bố mẹ là mình bị cô lập, bị bạn đe dọa, bị đánh, bị thầy (cô) giáo hoặc CBNV trù úm vv…
31. Khi bản thân vi phạm nội quy, tham gia ẩu đả, đánh nhau, bị bạn đánh vv… mà Nhà trường đang điều tra làm rõ, chưa có kết luận thì cấm tuyệt đối không tự lén lút liên lạc báo tin cho bố mẹ, người thân cũng như bạn bè ở ngoài biết làm khó khăn, phức tạp cho việc điều tra.
32. Cấm dựng chuyện bịa đặt nói dối bố mẹ và mọi người là trong phòng ở, trong Trường (KTX, lớp) có người bị mắc những thói xấu xa, nguy hiểm, bị những bệnh lây lan vv…(ví dụ bịa có bạn sử dụng ma túy vv…) để lấy cớ đạt mục đích riêng của mình về vấn đề gì đó (ví dụ muốn nói dối để bố mẹ phải cho ra ngoại trú vv…)
• Mọi việc báo tin, liên lạc, làm việc với bố mẹ phải tuyệt đối tuân thủ theo sự giải quyết của Nhà trường và tuyệt đối trung thực, khách quan.
33. Cấm lưu giữ và sử dụng tất cả các loại đài, phôn, băng, đĩa, máy ảnh, camera, kim từ điển, tân từ điển vv… của cá nhân trong KTX khi chưa được phép của BGH. Nếu cố tình dấu giếm, lưu giữ, sử dụng khi Nhà trường kiểm tra phát hiện sẽ bị tịch thu, thanh lý đưa vào quỹ hoạt động tập thể KTX và xử lý kỷ luật.
34. Cấm lưu giữ và sử dụng các loại băng dính, các loại móc phơi và giá sách có kim loại, các đồ dùng, dụng cụ sinh hoạt có thể dùng đánh, ném, đâm, rạch gây thương tích (như chai lọ thủy tinh, đồ sứ, đồ có kim loại, đồ nhựa cứng nặng, thắt lưng cứng có khóa to, các đồ sắc, nhọn, răng cưa vv…) Nếu cố tình sẽ bị thu, hủy đi và kỷ luật .
35. Cấm mua bán, vận chuyển, lưu giữ và sử dụng điện thoại di động (kể cả sim rời) bất kể từ nguồn nào khi chưa được phép của Nhà trường. Nếu cố tình dấu giếm, lưu giữ, sử dụng, khi Nhà trường phát hiện sẽ bị tịch thu thanh lý đưa vào quỹ hoạt động tập thể KTX và xử lý kỷ luật nghiêm khắc. Khi thật cần thiết GVCN sẽ cho mượn điện thoại để liên lạc với PHHS.
• Nghiêm cấm mọi sự gian lận trong việc sử dụng điện thoại do GVCN cho mượn, nghiêm cấm việc sử dụng điện thoại vào các mục đích vi phạm nội quy và các điều xấu khác.
36. Nghiêm cấm tàng trữ, vận chuyển, sử dụng các loại vật tư, đồ dùng, dụng cụ, phương tiện và các thứ có thể dùng để làm các việc sửa chữa, tháo dỡ, vận hành … các loại trang thiết bị, các cơ sở vật chất của Nhà trường (như kìm, Tôlôvit vv …).
37. Nghiêm cấm tàng trữ, vận chuyển, sử dụng các loại vũ khí từ thô sơ nhất và các thứ có thể dùng đánh người gây thương tích ví dụ: các loại dao, kéo, gậy, côn, gạch, đá, dây xích v.v… cũng như các thứ có thể dùng làm hại, làm tổn thương người khác như kim, dao lam, compa sắt, bình xịt hơi, vv… cho đến các loại tranh ảnh, băng, đĩa kỳ quái rùng rợn vv…
38. Nghiêm cấm tự chế tạo, tự làm các loại đồ chơi nguy hiểm, các loại vũ khí thô sơ như dao, côn, gậy vv… bằng giấy, bằng móc phơi, giá sách, chai, lọ nhựa, lọ thủy tinh, các vỏ đồ hộp vv…cũng như bằng các loại vật liệu, đồ dùng khác.
39. Cấm vận chuyển, lưu giữ, tự tạo, phát tán, sử dụng các loại dây hoặc sử dụng làm dây có thể dùng kéo đồ từ ngoài vào trong Trường, trong KTX.
40. Nghiêm cấm mọi trường hợp nhờ người thân, người ngoài và học sinh ngoại trú để mượn, mua và chuyển mọi thứ có thể dùng làm vũ khí dù thô sơ nhất và mọi thứ có thể dùng làm dây để kéo đồ vào trong Trường.
41. Nghiêm cấm tàng trữ, vận chuyển, sử dụng các loại đồ dùng, dụng cụ, đồ chơi, vật liệu và các chất gây cháy như xăng dầu, cồn, nến, diêm, bật lửa vv…, các thứ gây nổ, các loại pháo, các loại hóa chất và các đồ chơi nguy hiểm khác có thể gây tai nạn.
42. Nghiêm cấm mọi việc có liên quan dùng lửa trong khuôn viên Trường như đốt giấy, giẻ, nến, hương vv…
43. Nghiêm cấm tự ý di chuyển, sử dụng, phá hoại, lấy cắp các loại trang thiết bị, đồ dùng, dụng cụ, phương tiện phục vụ phòng cháy chữa cháy.
44. Khi phát hiện có hiện tượng cháy, nổ hoặc tự mình gây ra cháy nổ phải lập tức vừa tự chữa, vừa cấp báo theo tiêu lệnh chữa cháy cho mọi người biết để kịp xử lý.
45. Khi xảy ra sự cố cháy nổ phải tuân theo sự điều hành của cán bộ nhân viên chữa cháy, của Ban quản lý KTX, và sự hướng dẫn điều hành trên hệ thống loa.
46. Nghiêm cấm hành vi tự đấm, đạp, đập vv… vào cửa kính, cửa nhà vệ sinh, cửa đi, cửa sổ với bất cứ lý do gì.
47. Nghiêm cấm tự sang khu ở của các bạn khác giới hoặc khiêu khích cổ vũ người khác làm việc đó. Cấm mọi trường hợp học sinh nam – nữ nói chuyện hoặc chuyển đồ, thư từ qua vách ngăn giữa KTX nam – KTX nữ. Không để người phòng khác đến cửa phòng mình làm các việc đó qua vách ngăn.
48. Nghiêm cấm mọi trường hợp trêu, chửi, khiêu khích người ở ngoài khuôn viên Trường. Cấm ném mọi thứ ra ngoài khuôn viên Trường.
49. Khi trong Trường cũng như khu vực gần Trường có sự việc bất thường phảI tuyệt đối tuân thủ, phục tùng sự điều hành của cán bộ, nhân viên, giáo viên cũng như Ban giám hiệu Nhà trường. Nghiêm cấm mọi biểu hiện từ thái độ, hành vi vô kỷ luật làm ồn ào huyên náo, gây hoang mang lôn xộn hoặc làm trầm trọng thêm sự việc. Ví dụ có người bị tai nạn, hoặc đang tự học tối bị mất điện vv…
50. Thực hiện đầy đủ nghiêm túc mọi chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, mọi quy định của Pháp luật cũng như của các cơ quan quản lý giáo dục về lĩnh vực giữ gìn trật tự, an ninh, an toàn khi được Nhà trường phổ biến.
51. Thực hiện nghiêm túc các quy định và nội quy về phòng cháy chữa cháy của Nhà trường cũng như của công an và chính quyền địa phương.
52. Mỗi khi ra khỏi Trường phải thực hiện đầy đủ, nghiêm chỉnh Luật lệ an toàn giao thông.
Điều 9: Về giữ gìn và rèn luyện sức khoẻ, xử trí khi ốm đau, tai nạn:
Từ cổ chí kim, bất kể nơi nào trên Trái đất khi xa gặp lại, khi còn cách trở nếu có dịp liên lạc với nhau, cho đến thường ngày vẫn gặp nhau … nếu có tình với nhau, yêu thương quý mến nhau thì mỗi khi quan tâm đến nhau bao giờ người ta cũng có câu cửa miệng là hỏi thăm sức khỏe của nhau. Và có một điều nữa trở thành quy luật chung của loài người là khi còn khỏe người ta có thể có rất nhiều ước mơ, say sưa săn đuổi thực hiện ước mơ. Nhưng khi ốm đau nhất là bệnh nặng, bệnh nan y thì người ta chỉ còn 1 ước mơ duy nhất là ước cho lành bệnh, khỏe trở lại. Như thế đủ biết sức khỏe quan trọng với cuộc sống mỗi người đến mức nào và đồng thời cũng cho mọi người thông điệp phải có trách nhiệm giữ gìn và rèn luyện sức khỏe bản thân. Cần lưu ý thêm mỗi chúng ta là tài sản quý giá nhất của cha mẹ, của Đất nước cho nên việc giữ sức khỏe của bản thân còn là trách nhiệm để làm tròn bổn phận làm con tức là thực hành đạo Hiếu với cha mẹ và cũng là nghĩa vụ với Đất nước. Điều đó thật dễ hiểu, thật đơn giản vì nếu mọi công dân đều khỏe mạnh thì Đất nước sẽ khỏe mạnh. Bởi thế cho nên mỗi HS cần có ý thức thường xuyên giữ gìn và rèn luyện sức khỏe đồng thời biết cách xử trí khi ốm đau, tai nạn như sau:
1. Có ý thức thường xuyên chăm lo giữ gìn và rèn luyện sức khoẻ cho chính bản thân mình thông qua các công việc như sau:
• Thực hiện tốt các quy định về ăn uống, ngủ nghỉ, vệ sinh chỗ ở, vệ sinh cá nhân, đặc biệt chú ý phải rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng mỗi lần đi vệ sinh và trước mỗi lần đi ăn (sáng, trưa, tối).
• Tích cực tham gia tập TDTT thường xuyên, điều độ vừa sức.
• Về mùa đông phải mặc đủ ấm, tắm gội phải dùng nước nóng, gội xong phải lau khô tóc ngay, tắm xong phải mặc quần áo ngay.
• Khi vừa đi xa về hoặc vừa chơi thể thao mệt, mới ốm dậy hoặc khi thấy người mệt mỏi khác thường không tắm gội ngay, không tắm và gội cùng một lúc mà chỉ lau người. Khi tắm gội xong không dùng quạt ngay.
• Chú ý đề phòng bị bỏng khi dùng nước nóng tắm gội.
• Vui chơi điều độ. Đề phòng các loại tai nạn do điện, trượt ngã, bỏng nước bình nóng lạnh, vui đùa thiếu ý thức, vi phạm luật tham gia giao thông v v…
2. Đặc biệt chú ý mỗi khi được ra ngoài với người thân không ăn uống quá độ, ăn quá nhiều loại thức ăn. Luôn cảnh giác với các đồ ăn chế biến sẵn bằng thủ công, đồ ăn có phẩm màu, đồ ăn hàng rong và các loại quả không gọt vỏ, không bóc vỏ vv…đề phòng gây ngộ độc nguy hiểm. Chú ý không ăn cùng một lúc những thức ăn kỵ nhau như Nhà trường đã phổ biến.
3. Khi trong người thấy có hiện tượng, có dấu hiệu ốm đau hoặc vấp phải tai nạn gì phải báo hoặc nhờ người đưa ngay đến phòng y tế để được giải quyết. Phải nói đầy đủ, trung thực tình trạng bệnh không được dấu giếm không nói sai bệnh.
4. Không tự đi bệnh viện, không tự mua thuốc ở ngoài, không tự giữ tự dùng thuốc ở nhà đưa đến. (Nếu ở nhà đang điều trị dở thì đưa thuốc đến gửi ở phòng y tế Nhà trường rồi hàng ngày đến đó uống thuốc có sự hướng dẫn và giám sát của y tế).
5. Nếu có dấu hiệu bệnh tim mạch, huyết áp (khi tăng, khi tụt), động kinh cục bộ, hen xuyễn, đã từng có lần bị ngất vv… khi đang đi thấy người choáng váng, mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn vv… phải dừng lại từ từ ngồi xuống để theo dõi đề phòng choáng, ngã, ngất. Nhất là đang đi ở cầu thang phải càng hết sức cẩn thận. Khi lên xuống cầu thang nên đi về phía tay vịn và luôn đặt tay trượt trên tay vịn.
Khi đi lại ra khỏi phòng ở cũng như phòng học cần phải có người đi kèm không đi một mình.. Mùa đông trời lạnh, buổi sáng trước khi mở cửa bước ra cần làm vài động tác xoa mặt mũi chân tay … cho ấm người và khí huyết lưu thông rồi mở cửa từ từ mới bước ra.
6. Tuyệt đối tuân thủ mọi sự hướng dẫn của y tế Nhà trường về công tác phòng bệnh và khi chữa bệnh.
7. Nếu đi viện, nằm viện phải tuân thủ nội quy của bệnh viện và sự hướng dẫn của Bác sĩ, y tá bệnh viện về ăn uống, dùng thuốc, nghỉ ngơi, tắm giặt và đi lại v v …
Nghiêm cấm lợi dụng trong lúc chờ đợi khám bệnh, mua thuốc….tự đi chơi, đi mua sắm hoặc làm bất cứ việc gì khác mà không được phép của Bác sĩ Bệnh viện hoặc nhân viên Y tế Nhà trường.
•Trong thời gian nằm viện, nếu HS và PHHS muốn về nhà phải được phép của Bác sĩ điều trị và phải báo cho Y tế Nhà trường biết.
8. Nghiêm cấm mọi trường hợp nói dối ốm đau, bịa ra do ăn uống bị đau bụng vv… với bất kỳ mục đích gì.
9. Nghiêm cấm việc bỏ bệnh viện đi chơi, tự ý tham gia các hoạt động không được phép, tụ tập bạn bè gây ồn ào, lợi dụng lén lút quan hệ nam nữ trong thời gian điều trị tại bệnh viện.
Khi ra viện phải tự làm các thủ tục theo hướng dẫn của bệnh viện sau đó phải trở lại Trường ngay, đem hồ sơ ra việnvề nộp lại cho phòng y tế Nhà trường, tuyệt đối không tự ý về nhà. Muốn về gia đình nghỉ ngơi tĩnh dưỡng phải vào trường xin phép BGH.
10. Khi trong lớp, trong phòng hoặc bất cứ ở đâu, lúc nào thấy có người ốm đau, ngất, chấn thương, tai nạn thì cần khẩn trương trợ giúp như: Báo ngay cho Y tế, cõng, dìu đưa về phòng Y tế kịp thời (đó là việc làm tốt, thể hiện người có tấm lòng nhân ái).
11. Khi có bạn ốm đau cấm tự tiện cho bạn uống thuốc, cấm tự đưa bạn đi bệnh viện mà phải báo ngay cho phòng y tế, cho BQL KTX hoặc cho Thầy.
12. Mọi vấn đề về lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cho HS nếu thấy CBNV bộ phận Y tế có gì chưa phù hợp, chưa tốt hoặc có đề xuất sáng kiến gì thì phản ánh trực tiếp với bộ phận y tế hoặc với GVCN, với BQL hoặc với Thầy.
13. Nghiêm cấm việc xuyên tạc, nói sai sự thật về tình trạng sức khỏe, thương tích khi bị tai nạn do khách quan hoặc do đánh nhau với bạn với bất kỳ mục đích gì.
14. Tự chịu trách nhiệm về mọi sự cố bất trắc, mọi rủi ro xảy ra do ốm đau cũng như các tai nạn khác.
Điều 10: Về việc học trên lớp, phòng ngoại ngữ, trên các thư viện, phòng vi tính, các phòng thực hành thí nghiệm và các phòng bộ môn, phòng đa năng vv…
Tất cả HS Trí Đức dù nhà ở ngay ngoài cổng Trường hay ở tận Cần Thơ, Đắk Lắk, Hà Giang vv… thì cũng đều xác định mục đích đến Trí Đức là để học, để chuẩn bị hành trang thật đầy đủ và đồng bộ, thật vững vàng tạo bệ phóng vào đời lập thân lập nghiệp ngay khi vừa rời nôi Trí Đức tạm biệt áo trắng mộng mơ. Để hướng tới và đạt được mục đích đó, trước hết phải đảm bảo tiếp thu hay thu nạp thật tốt toàn bộ kiến thức mà các Thầy (Cô) giáo truyền đạt trên lớp từ lý thuyết đến luyện tập, thực hành thí nghiệm … Mà muốn tiếp thu thật tốt kiến thức của Thầy, Cô thì cần phải tự giác thực hiện nghiêm túc các điểm sau:
1. Đảm bảo đi học đầy đủ, nếu ốm nghỉ học phải có giấy xác nhận của y tế Nhà trường. Đi học đúng giờ, sau trống báo hoặc chuông báo phải có mặt tập trung theo quy định. Khi tan học ra về theo đúng thứ tự là từ HS nam K.12 -> K.11 -> K.10, sau đó đến HS nữ K.10 -> K.11 -> K.12 dưới sự điều hành của lớp trực tuần.
2. Học đúng lớp, ngồi đúng vị trí theo sơ đồ của lớp, cũng như của các phòng bộ môn, phòng thí nghiệm, thư viện, phòng vi tính vv… tuyệt đối không tự ý thay đổi chỗ ngồi.
3. Luôn tự giác hoàn thành các nhiệm vụ học tập, làm hết các câu hỏi và bài tập trong sách giáo khoa trước khi lên lớp (Tất cả câu hỏi và bài tập trong sách giáo khoa dù thầy cô giáo không cho cũng là bắt buộc phải làm hết trước khi lên lớp học bài mới).
4. Chuẩn bị đầy đủ sách vở và dụng cụ trước khi vào giờ học. Xem trước nội dung bài sẽ học trong ngày. Tích cực tham gia các phong trào học tập của lớp.
5. Tập trung tư tưởng trong giờ học, tích cực tham gia xây dựng bài và ghi chép bài đầy đủ.
• Không gục đầu xuống bàn, không làm việc khác, không học môn khác với môn thầy (cô) giáo đang giảng.
• Tuyệt đối phục tùng theo sự hướng dẫn của giáo viên bộ môn.
• Tuyệt đối không ngủ gật trong tiết học cũng như trước giờ vào học và giờ ra chơi vì sẽ gây thói quen xấu có hại.
6. Tôn trọng nội quy các phòng học (phòng học của lớp, phòng học bộ môn, phòng đa năng, phòng nghe nhìn) và mọi quy định của lớp. Hoàn thành tốt nhiệm vụ trực nhật khi được phân công.
7. Khi thực hành thí nghiệm, thực hành tin, thực hành nhạc vv… chỉ sử dụng đúng đồ dùng dụng cụ của mình và tuyệt đối tuân thủ nội quy của phòng thực hành cũng như sự hướng dẫn của thầy cô giáo phụ trách.
8. Tất cả các buổi học ở tất cả các môn học ban ngày đều phải thực hiện đúng trang phục theo quy định của Trường.
9. Lên thư viện truyền thống, thư viện điện tử và thư viện nghe nhìn đúng buổi, đúng giờ quy định.
• Tôn trọng và thực hiện đúng nội quy của thư viện.
• Cấm mọi hành vi xâm phạm, làm hư hại sách, báo, tranh, ảnh, hiện vật và trang thiết bị của các thư viện. Cấm mọi hành vi tự ý sử dụng, thay đổi, điều chỉnh, sửa chữa mọi trang thiết bị đồ dùng vv… của thư viện.
• Khi nào TVĐT cấm truy cập vào các trang các mục không được phép, truy cập thông tin xấu, thông tin không phù hợp, không phục vụ cho học tập và rèn luyện. Đặc biệt nghiêm cấm việc sử dụng tiết TVĐT vào các mục đích dẫn đến vi phạm nội quy Nhà trường và vi phạm pháp luật.
10. Trong các tiết học không xin phép ra ngoài trừ trường hợp đặc biệt, ốm đau đột xuất thật sự. Đang buổi học khi ra ngoài để về phòng y tế thì phải tôn trọng sự kiểm tra và quyết định của nhân viên y tế trực ở cổng KTX.
11. Trong tất cả các buổi học trên lớp, thí nghiệm, thư viện, thể dục vv… cấm trốn ở lại KTX và cấm quay về KTX, cấm sang phòng học lớp khác. Nếu vi phạm khi KTX hoặc lớp mà mình vừa sang có hiện tượng mất cắp hoặc xảy ra vấn đề về an ninh an toàn thì phải chịu trách nhiệm.
12. Mọi vấn đề về lĩnh vực học tập ở trên lớp, các thư viện, các phòng chức năng nếu có ý kiến gì, có nguyện vọng gì đều có thể phản ánh, đề xuất với các Thầy (Cô) giáo trực tiếp giảng dạy hoặc qua GVCN, các cô ở Giáo vụ văn thư hoặc với BGH bằng các hình thức nói chuyện trực tiếp hoặc viết thư.
Điều 11. Về tự học buổi tối và ngày chủ nhật giáp thi Giai đoạn:
Việc học trên lớp có Thầy, Cô dạy là cực kỳ quan trọng nhưng mới là giai đoạn đầu của quá trình lĩnh hội kiến thức đó là cho ta biết, cho ta hiểu vấn đề kiến thức. Nếu chỉ dừng ở đó thì dù đã biết, đã hiểu song chưa kỹ càng, chưa sâu sắc thấu đáo nên rất dễ bị quên, bị rơi vãi và đặc biệt ta sẽ chưa thể vận dụng nó, sử dụng nó để giải quyết các loại, các dạng bài tập vô cùng phong phú và phức tạp một cách nhanh chóng, chính xác và linh hoạt. Ngoài ra ta càng chưa thể hệ thống hóa, xâu chuỗi toàn bộ kiến thức lại theo từng chủ đề, từng mục một cách trật tự lô gic, ngắn gọn, dễ nhớ để khi cần làm bài kiểm tra và thi là dễ dàng lấy ra được ngay. Để giải quyết những vấn đề đó bắt buộc ta phải đảm bảo dành đủ thời gian tự học và phải tự học một cách tích cực, nghiêm túc, hiệu quả. Muốn thế cần tôn trọng và thực hiện đầy đủ các quy định sau đây:
1. Toàn bộ việc tự học buổi tối và ngày chủ nhật giáp thi Giai đoạn đều tự học trên phòng học của lớp theo sự sắp xếp ổn định của Nhà trường và chịu sự quản lý của giáo viên chủ nhiệm hoặc BQL nội trú, không tự học tại phòng ở.
2. Tự học đúng giờ quy định, ngồi tự học đúng chỗ, đúng lớp.
3. Trong giờ tự học không trao đổi to, không đi lại lộn xộn, không đưa các loại sổ, sách không liên quan tới bài học đến phòng tự học, không làm việc khác, không mất trật tự, không ngủ, không gục xuống bàn.
• Việc hỏi bài bạn khác lớp, uống nước, đi vệ sinh … phải giải quyết trước giờ tự học và trong các giờ giải lao.
4. Tận dụng môi trường tập thể rèn thói quen học nhóm, trao đổi, tranh luận và khả năng tập trung tư tưởng để có thể học được ở chỗ đông người, ồn ào để sau này có khả năng tập trung làm việc được ở chỗ đông người, ồn ào.
5. Tự học theo kế hoạch thống nhất của phòng, hoặc lớp hoặc khối đã phổ biến và luôn áp dụng phương pháp học tập Trí – Đức.
6. Tự giác tham gia nghiêm túc có hiệu quả các hình thức học tập do lớp, khối hoặc Ban tự quản KTX tổ chức.
7. Khi tự học, nếu ốm đau đột xuất phải trực tiếp hoặc nhờ bạn đưa đến phòng y tế để được giải quyết. Tùy theo tình trạng bệnh mà y tế sẽ cấp thuốc, cho nghỉ ở phòng y tế hoặc cho đi viện. Phải tuân thủ quyết định của y tế Nhà trường.
8.• Nếu đang tự học tối bị mất điện phải ngồi tại chỗ chờ 1 – 2 phút khi có điện máy phát sẽ học tiếp, không đi lại, không ồn ào mất trật tự. Khi có việc đột xuất cấm la hét, cấm chạy xô ra ngoài làm mất trật tự buổi tự học và dễ gây tai nạn.
• Nghiêm cấm tự tắt điện phòng học khi chưa hết giờ tự học và các bạn chưa về hết.
9. Các giờ nghỉ giảI lao không chơI thể thao, cấm hò hét đuổi nhau.
10. Không nghỉ tự học trước khi có chuông hết giờ. Khi hết giờ tự học ra về theo thứ tự mà Nhà trường đã phổ biến.
11. Không mặc áo lót ba lỗ và mặc quần cộc quá gối lên phòng tự học. Học sinh nam không cởi áo trong phòng tự học. Không đem bất cứ đồ ăn uống gì kể cả chai nước lọc nhỏ lên phòng tự học.
12. Cấm trốn tự học, kể cả trốn bỏ về sớm. Trong giờ tự học cấm quay về KTX, cấm sang khu vực các lớp khác khối. Nếu vi phạm khi KTX hoặc các lớp mà mình vừa sang có mất mát gì hoặc có xảy ra vấn đề gì về an ninh an toàn thì sẽ phải chịu trách nhiệm.
13. Mọi vấn đề thuộc lĩnh vực tự học tối, ngày CN… có ý kiến gì, có nguyện vọng gì thì phản ánh với BQL hoặc GVCN và BGH bằng cách nói chuyện trực tiếp hoặc viết thư.
Điều 12: Giữ gìn vệ sinh trật tự nội vụ phòng ở, phòng học và nơi công cộng:
Việc giữ gìn vệ sinh nội vụ phòng ở, phòng học và nơi công cộng trước hết để đảm bảo phòng ngừa bệnh dịch, giữ gìn sức khỏe, thứ hai là tạo môi trường sống tốt đẹp (sạch sẽ, đẹp đẽ, thoáng mát …) từ đó giúp người ta thoải mái, vui vẻ, đầu óc thanh thoát minh mẫn thì làm việc, học tập sẽ tốt hơn, thứ ba tham gia giáo dục, hình thành rất nhiều phẩm chất tốt và đặc biệt làm cho mọi người gần gũi, thân thiện, thương yêu và sống có trách nhiệm với nhau hơn. Như vậy rõ ràng nó vô cùng quan trọng trong cuộc sống do đó mỗi HS chúng ta cần phải thực hiện thật tốt những quy định về lĩnh vực này đó là:
1. Ngay khi ngủ dậy, gấp và để chăn màn đúng quy định. Để quần áo, nón mũ và mọi đồ dùng cá nhân khác cũng như các đồ dùng chung của phòng đúng quy định, đảm bảo chỗ ở luôn gọn gàng, thống nhất và khoa học.
2. Không vứt các thứ giấy, rác, vỏ bánh kẹo, vỏ hoa quả, hộp kem vv… và khạc nhổ bừa bãi ra nền nhà phòng ở, phòng học, hành lang, sân trường, lối đi lại, vườn cây vv……mà tự giác cho các thứ đó vào thùng rác.
3. Cấm mọi hành vi đổ nước, xả nước ra nền phòng ở, phòng học và hành lang của các nhà.
4. Cấm viết vẽ bẩn ra tường, cánh cửa, trần nhà, bàn ghế, các trang thiết bị, dụng cụ vv… của các nhà.
5. Không dán, treo các thứ tranh ảnh, đồ chơi rườm rà lên trần, tường nhà và hoa sắt cửa sổ phòng ở và phòng học.
6. Không phơi, treo quần áo và các thứ khác lên trần nhà và dây mắc màn, đặc biệt lên các hoa sắt cửa sổ, ô thoáng ở khu tắm giặt và lưới sắt trên lan can hành lang phía trước của phòng ở.
7. Không treo quần áo và các đồ ướt trong phòng ở. Quần áo và các đồ đã phơi khô phải thu gập và cất gọn ngay.
8. Không đưa các sổ, sách, báo, tài liệu không phục vụ trực tiếp cho học tập lên phòng học. Không đưa bất cứ thứ gì thuộc đồ dùng sinh hoạt (không phải dụng cụ đồ dùng học tập như gương lược, ca cốc, đồ chơi vv…) lên phòng học.
9. Không đem bất cứ đồ ăn uống gì lên phòng ở (trừ bình nước uống chung của phòng) cũng như không đem sang khu sân trường, lên các phòng học.
10. Thực hiện nghiêm túc việc để toàn bộ sách vở ở trên lớp học, không đưa về KTX.
11. Cấm mượn và mặc lẫn quần áo của nhau.
12. Nghiêm cấm mọi trường hợp vứt bất cứ thứ gì từ trên các tầng nhà xuống kể cả dùng dây thòng lọng thả xuống.
13. Nghiêm cấm việc phóng uế bừa bãi, vứt giấy rác, băng vệ sinh vào bệ xí và trây lười không dội nước sau khi vệ sinh.
14. Tự giác tham gia một cách nhiệt tình, có trách nhiệm công tác vệ sinh môi trường cảnh quan theo sự phân công của Nhà trường BQL, Tổ GVCN hoặc BTQ KTX.
Điều 13: Làm nhiệm vụ trực nhật phòng ở:
Mỗi phòng ở trong KTX có từ 10 đến 12 người. Tất cả đều có những nhu cầu, quyền lợi và trách nhiệm cơ bản giống nhau. Ví dụ ai cũng cần uống nước. Nếu không biết tổ chức cứ để ai nấy tự giải quyết thì sẽ rất lãng phí sức lực, thì giờ và dễ lộn xộn mất trật tự, mất vệ sinh, chật chội nhà… Còn nếu biết bảo nhau phân công luân phiên mỗi ngày chỉ cần 1 người lấy nước cho cả phòng thì tự nhiên ai cũng sẽ thấy rất nhiều điều lợi cho tất cả mọi người. Không những thế mà mọi người sẽ cảm nhận được sự gắn bó, sẻ chia, yêu thương, trách nhiệm … với nhau hơn. Vì thế việc phân công luân phiên trực nhật phòng ở để giải quyết các công việc chung của phòng là rất cần thiết, rất khoa học và rất nhiều lợi ích cho mọi người. Để giữ cho cách tổ chức, sắp xếp này được duy trì ổn định làm cho cuộc sống tập thể mỗi phòng ở ngày thêm quy củ nền nếp, văn minh, tốt đẹp hơn yêu cầu mỗi HS tôn trọng sự phân công trực nhật và khi đến lượt trực nhật phòng ở thì phải thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ sau:
1. Khi có chuông báo thức (sáng và trưa) đôn đốc các bạn dậy ngay, gập chăn màn, vệ sinh cá nhân.
• Đôn đốc và yêu cầu các bạn thực hiện đúng Thời gian biểu trong ngày của KTX.
2. Đôn đốc và yêu cầu các bạn thực hiện đúng các quy định của tập thể phòng như: giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, sắp xếp chăn màn, quần áo và các đồ dùng gọn gàng thống nhất, tiết kiệm điện nước, thực hiện nếp sống thanh lịch, xây dựng phòng ở đoàn kết thân thiện văn hóa. Nhắc nhở các bạn thực hiện tốt nội quy, quy định của KTX và tham gia tích cực các hoạt động tập thể.
3. Lấy đủ nước uống cho phòng, nhắc nhở các bạn sử dụng đúng mục đích và tiết kiệm
4. Trường hợp phòng có bạn ốm đau, tai nạn … phải báo ngay cho phòng y tế và tham gia giúp đỡ bạn khi cần thiết (Ví dụ: Dìu bạn xuống y tế).
5. Phát hiện và báo cáo ngay mọi trường hợp vi phạm nội quy, mọi tình hình không bình thường, mọi việc đột xuất khả nghi trong phòng cho BQL KTX, GVCN hoặc cho Thầy để kịp thời giải quyết, không bao che, dấu giếm.
6. Trước giờ ngủ tối ghi sổ trực đầy đủ trung thực và báo cáo cho Thầy hoặc cho CBNV BQL về: Quân số, tình hình an ninh, an toàn và vệ sinh nội vụ của phòng vv… theo quy định.
7. Cấm đồng lõa khi biết bạn vi phạm các lỗi nặng như: Đe dọa, đánh nhau, liên quan đến TLTL, ăn cắp, trốn ra ngoài Trường, giữ các đồ cấm, làm hư hại tài sản của Trường, chống đối và vô lễ với cán bộ giáo viên Nhà trường, ngủ lang và cho người khác vào phòng mình ngủ lang.
8. Chịu trách nhiệm trước tập thể các bạn trong lớp và trước Nhà trường về mọi sự việc xảy ra trong ngày của phòng mình.
Điều 14: Về tắm giặt và sử dụng khu WC:
Ai cũng phải thường xuyên tắm giặt và sử dụng khu WC. ở nhà riêng, mỗi người có thể thoải mái giải quyết, sử dụng theo nhu cầu và thói quen của mình mà chẳng phiền hà ảnh hưởng đến ai. Nhưng ta thử hình dung nếu ở đây cả 12 người trong 1 phòng chỉ có 1 chỗ sử dụng WC chung nếu không có sự sắp xếp, không biết nhường nhịn nhau ai cũng giữ thói quen riêng của mình, cùng lúc ai cũng muốn tắm vv… thì sẽ ra sao? Chắc chắn sẽ rất nhiều rắc rối và có thể dẫn đến không chung sống được. Vì thế mà việc tưởng như nhỏ chỉ là tắm giặt, sử dụng khu WC ta cũng cần phải có tổ chức, có quy định, có sự phân chia sắp xếp cho nó một cách khoa học, hợp lí hợp tình và yêu cầu mọi người trong cùng phòng ở phải tôn trọng, phải thực hiện đó là:
1. Chỉ tắm giặt trong thời gian mà Nhà trường đã quy định theo thời gian biểu, không tắm gội đêm khuya.
2. Tôn trọng và thực hiện đúng sự sắp xếp, phân chia thời gian tắm, gội, giặt cho từng cá nhân của tập thể phòng mình.
3. Chỉ sử dụng đúng phòng WC, phòng tắm, chỗ phơi quần áo của phòng mình, cấm sang sử dụng ở phòng khác.
4. Tôn trọng và thực hiện đúng các quy định về vệ sinh, việc sử dụng điện nước, các dụng cụ, thiết bị, cũng như mọi thứ khác mà tập thể phòng đã thống nhất nêu ra.
5. Tự giác dội nước và cho giấy, băng vệ sinh vào chỗ quy định mỗi khi đi vệ sinh.
6. Cấm ngâm mọi thứ như quần áo chăn, màn, gối … qua đêm. Trường hợp chưa có điều kiện giặt ngay thì để quần áo và các đồ khô đúng chỗ quy định chờ lúc có điều kiện phải giặt ngay.
7. Bất cứ lúc nào trước khi đóng, chốt, khóa các cửa phòng WC, phòng tắm, cửa từ phòng ở đi ra khu WC phải kiểm tra đảm bảo không còn người ở đó. Cấm trêu, đùa hoặc cố ý đóng chốt các cửa đó khi bạn còn đang sử dụng chưa vào phòng ở.
8. Thực hiện đúng nội quy và sử dụng đúng phòng WC trên các nhà học.
9. Không tụ tập chơi bời ở cửa phòng vệ sinh các nhà học, nhà làm việc.
10. Cấm sang phòng vệ sinh của các bạn khác giới.
11. Cấm dùng phòng WC của cán bộ giáo viên.
12. Mọi trục trặc hư hỏng trang thiết bị thuộc khu tắm, giặt, phơi, WC phải báo ngay cho bộ phận CSVC hoặc BQL để khắc phục kịp thời.
Điều 15: Sử dụng điện, nước và bảo vệ tài sản của Nhà trường:
Việc sử dụng điện nước và bảo vệ tài sản Nhà trường trước hết để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho mọi HS cũng như CB GV NV, thứ hai đảm bảo an toàn cho toàn bộ hệ thống trang thiết bị, cơ sở vật chất thì mới duy trì, đảm bảo được quyền lợi về học tập và mọi sinh hoạt từ đời sống vật chất đến tinh thần, vui chơi giải trí, TDTT, CLB …, thứ ba còn để duy trì cảnh quan và môi trường sống, môi trường làm việc tốt nhất cho toàn Trường. Bởi thế bắt buộc phải thực hiện nghiêm túc các quy định sau đây:
1. Không dùng các loại quạt đưa từ ngoài vào mà ký nhận ở căntin của Trường. Khi quạt cá nhân trục trặc hư hỏng phải nhờ các bác, các chú ở bộ phận cơ sở vật chất sửa hộ tuyệt đối không tự sửa.
2. Không giặt, rửa v.v… trực tiếp từ vòi nước mà phải lấy vào xô chậu, dùng đủ phải khóa vòi nước lại ngay.
3. Khi phát hiện mọi hư hỏng, trục trặc, không an toàn về điện, nước, về cánh cửa, các lan can, hoa sắt, lưới sắt, dây phơi, tường nhà bị nứt, gạch lát nền bị hỏng vv… phải báo ngay cho BQL KTX hoặc cho các bác các chú cơ sở vật chất để sửa kịp thời.
4. Không đóng đinh, không dán các thứ lên bảng, lên tường nhà. Không tự di chuyển bàn ghế dồn bàn ghế để tự học, không đưa bàn ghế ra khỏi phòng học, không vứt giấy rác ra phòng học. Không đứng, ngồi, nằm lên bàn, không viết vẽ bẩn ra bàn ghế, cánh cửa, tường nhà. Không sử dụng phòng học làm chỗ tụ tập vui chơi liên hoan.
5. Khi học xong phải xếp lại bàn ghế ngay ngắn, nhặt giấy rác, đóng chốt cửa, tắt đèn quạt rồi mới ra khỏi phòng.
6. Việc sử dụng dụng cụ thể dục thể thao, các bàn ghế nhựa và các thiết bị đồ dùng chung khác phải đảm bảo đúng mục đích, đúng lúc, đúng chỗ và có ý thức bảo vệ giữ gìn, dùng xong xếp gọn trở lại đúng quy định.
7. Cấm ném, phóng các thứ như: bút, que, gạch đá, khăn, mũ v.v… lên quạt trần, lên trần phòng học, trần phòng ở, lên mái nhà, tường nhà, cánh cửa, cây cối vv…
8. Cấm đùa nghịch leo trèo và đu người lên hoa sắt cửa sổ, các lan can cầu thang, lan can hành lang kể cả ở KTX cũng như khu học vv…Cấm dùng lanh tô (sang) cửa đi, các khung cửa sắt hành lang, cầu thang và thành giường làm xà tập thể thao đề phòng hư hỏng và xảy ra tai nạn.
9. Cấm hái hoa, quả, ngắt bẻ cành cây, khắc tên chữ vào thân cây của Trường.
10. Nghiêm cấm phơi, treo, vắt quần áo, khăn vv…lên quạt, lên đường dây điện. Cấm sử dụng quạt và bóng điện để hong khô quần áo.
11. Nghiêm cấm mọi trường hợp vận chuyển lưu giữ, sử dụng các trang thiết bị, đồ dùng, dụng cụ (cả đồ tự chế tạo) có sử dụng điện như: các loại bếp điện, ấm điện, phích điện, sục điện, các loại bàn là, sấy tóc, ép tóc, các loại đồ chơi dùng điện, các loại chăn, đệm điện, túi chườm điện vv… (trừ quạt cá nhân và bóng điện chung của phòng).
12. Nghiêm cấm mọi trường hợp tự động mắc thêm và tự sửa chữa mọi thứ về điện như: đường dây, ổ cắm, đèn, quạt, công tắc, công tơ, bình nóng lạnh và các thiết bị điện khác vv …
13. Cấm tự tiện thay đổi, điều chỉnh các đường ống, vòi, val và các thiết bị khác về hệ thống nước.
14. Nghiêm cấm mọi hành vi viết, vẽ bậy, bôi nhọ làm bẩn, bóc xé…các tài liệu, sách báo của thư viện, các khẩu hiệu ở các phòng học, phòng chức năng và mọi nơi trong Trường.
15. Nghiêm cấm tháo gỡ, bẻ giát giường, thang giường, giá hòm, giá phơi, dây phơi, giá sách, các hoa sắt, các lưới sắt, bàn nghế, lan can, hàng rào vv…. để làm bất cứ việc gì.
16. Nghiêm cấm mọi hành vi, việc làm đụng chạm liên quan đến các trang thiết bị phòng cháy chữa cháy.
17. Nghiêm cấm mọi hành động: Sử dụng, điều chỉnh, sửa chữa, di chuyển, tháo gỡ, lắp thêm vv… mọi đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị, phương tiện của Trường, của người khác không thuộc phạm vi được phép sử dụng hoặc không đúng thời gian được sử dụng.
18. Mọi trường hợp làm hư hỏng, mất mát các đồ dùng, dụng cụ, phương tiện, trang thiết bị mà nhà trường đã đầu tư trang bị từ phòng ở, phòng học đến tất cả mọi nơi mọi chỗ, từ dây mắc màn, cái chổi vv… đến bình nóng lạnh, lưới sắt, thiết bị điện nước, bàn nghế, bảng, quạt vv… đều phải bồi thường theo giá trị thực tế và nếu do ý thức kém hoặc cố tình phá hoại thì còn bị phạt từ 10 đến 50 lần và bị kỷ luật ở mức cao nhất (nếu lỗi do cá nhân gây ra thì phạt cá nhân nếu không quy trách nhiệm được cho cá nhân mà do trong tập thể gây ra thì tập thể tổ, nhóm, cả phòng ở, hoặc cả lớp cùng chịu chung).
Điều 16: Phòng chống các tệ nạn xã hội:
Các loại tệ nạn xã hội đặc biệt ma túy là mối nguy cơ lớn ám ảnh mọi gia đình, mọi bậc cha mẹ và là nguy cơ lớn với cả toàn xã hội. Cha mẹ có con dù mắc bệnh rất nặng, hiểm nghèo tuy có đau khổ buồn phiền đến đâu cũng không buồn và đau khổ bằng có con nghiện ma túy vì không phải chỉ đau khổ mà còn khổ nhục và tuyệt vọng. Sau ma túy các loại tệ nạn xã hội khác cũng gây ra vô vàn hậu quả tệ hại, thương tâm. Vì thế yêu cầu HS Trí Đức phải nghiêm túc thực hiện các điều cấm sau đây:
1. Cấm quan hệ, giao du, chơi bời với người nghiện hoặc buôn bán ma tuý và người đang vi phạm pháp luật (trừ bố, mẹ).
2. Nghiêm cấm mọi hành vi liên quan tới ma túy, liên quan tới các loại chất kích thích gây nghiện và liên quan tới các tệ nạn xã hội khác. Cấm vận chuyển, lưu giữ, phát tán và hút thuốc lá, thuốc lào.
3. Nghiêm cấm việc lưu giữ, tuyên truyền phát tán, tự xem và rủ rê người khác xem các loại tài liệu cũng như truy cập trên mạng các loại văn hoá phẩm độc hại như: Văn hoá đồi trụy, kích động tình dục, kích động bạo lực, xuyên tạc, phản động, mê tín dị đoan gây hoang mang tiêu cực, gây chia rẽ làm mất đoàn kết vv….
4. Cấm lưu giữ và chơi các loại quân bài (trừ quân bài học tập). Nghiêm cấm việc chơi các loại cờ bạc (trò chơi ăn tiền, cá cược…), các việc liên quan đến lô đề dưới mọi hình thức.
5. Nghiêm cấm việc lưu giữ và vận chuyển rượu, bia. Nghiêm cấm uống rượu, bia và cổ vũ người khác uống rượu bia trong trường cũng như khi ra ngoài.
6. Khi phát hiện trong KTX, trong Trường có bất cứ dấu hiệu gì khả nghi có liên quan đến các loại TNXH đều phải bí mật kín đáo báo cho BQL hoặc GVCN và cho Thầy ngay.
Điều 17: Thực hiện nếp sống có văn hoá và tham gia xây dựng truyền thống văn hóa Nhà trường:
Sống có văn hóa là thế nào? Đó là mọi việc làm, mọi hành vi, cử chỉ, lời nói, thái độ vv… ngay trong cuộc sống đời thường hằng ngày trong mọi trường hợp, mọi hoàn cảnh, ở mọi nơi mọi lúc, trong mọi lĩnh vực, khi sống một mình hay trong cộng đồng đều phù hợp, được cộng đồng chấp nhận. Sống càng có văn hóa cao thì càng được cộng đồng đánh giá cao, càng được tôn trọng, quý mến, kính nể, khâm phục. Như vậy sống có văn hóa là thước đo về phẩm giá, thước đo về giá trị sống, về ý nghĩa cuộc đời của mỗi người. Ai không muốn phẩm giá của mình là tốt là cao đẹp! Ai không muốn cuộc đời của mình là có ý nghĩa! Và hiển nhiên muốn được như thế thì phải sống có văn hóa. Muốn sống có văn hóa thì phải có ý thức thường xuyên học hỏi, rèn luyện hằng ngày trong cuộc sống đời thường từ mọi việc làm, mọi hành vi, cử chỉ, lời nói, thái độ vv… Học sinh Trí Đức sống tập thể trong môi trường nội trú là cơ hội, có đủ điều kiện tuyệt vời để học hỏi, rèn luyện và thực hành cho mình có những nếp sống văn hóa đẹp, nếp sống văn hóa hiện đại để sau này có thể hòa nhập chung sống trong mọi cộng đồng ở khắp mọi nơi trong và ngoài nước. Vì thế cần tôn trọng và thực hành tốt những điểm sau đây:
1. Cần rèn luyện để thích nghi, hòa nhập với cuộc sống tập thể của KTX, sống chung được với mọi người đồng thời rèn thói quen và khả năng tự lập tối đa.
2. Hình thành thói quen mỗi khi ra khỏi phòng ở hoặc từ ngoài vào đến cổng Trường và khi đi lại trong Trường hễ gặp bất cứ ai đều vui vẻ chào hỏi: Tùy trường hợp cụ thể mà sử dụng cách chào phù hợp.
3. Thường xuyên rèn luyện lối sống giản dị, chân thành, lành mạnh. Sống tốt, sống đẹp với mọi người, kể cả người khó tính. Không gây phiền hà cho ai. Không nghĩ xấu, không làm điều gì xấu, không làm điều gì có hại cho ai. Thích làm điều tốt cho mọi người, thích làm cho người khác vui.
4. Luôn nhắc bản thân tôn trọng tổ chức kỷ luật, tôn trọng các quy định của tập thể, quyền lợi của tập thể và của bạn, luôn gìn giữ mọi nề nếp, kỉ cương phép tắc của KTX, của Trường, của phòng ở và của cá nhân mình.
5. Mỗi khi tan học, giải lao, ăn đêm, tham gia các hoạt động vui chơi vv… không chạy trước các bạn. Khi đi lại hoặc làm bất cứ việc gì có từ hai người trở lên nhất là chỗ đông người cần tôn trọng nhau, có người trước có người sau, nhìn nhau nhường nhau không chen lấn…
6. Tất cả các buổi học ban ngày trên lớp đều mặc đồng phục của Trường, mùa lạnh mặc thêm quần áo ấm bên trong, mặc thêm áo khoác đồng phục ra ngoài.
7. Cấm viết vẽ lên quần áo nhất là áo đồng phục, cấm đưa các chất tẩy vào KTX, cấm tẩy tạo thành các vết trên quần áo.
8. Không mặc các loại quần đùi, quần cộc, quần áo ngủ lên lớp học, lên phòng làm việc, vào phòng xem tivi, sang phòng các bạn khác giới, vào phòng ăn tập thể vv…
9. Học sinh nam không cởi trần đứng ở hành lang KTX.
10. Khi có khách như BQL, các chú CSVC hoặc các thầy cô giáo vv… vào phòng ở, tất cả đều mặc quần áo nghiêm túc, chào hỏi khách, không ai ngồi giường trên.
11. HS nam không đứng ở đầu hành lang phía đông nhà N3 và không đứng trên các nhà cầu nhìn xuống sân khi các bạn nữ đi lại.
12. HS nam không sang nhà học của HS nữ và ngược lại. HS nam không uống nước khu dành cho HS nữ và ngược lại.
13. Cấm xăm, châm, trạm trổ lên người. Không nhuộm tóc (đỏ, vàng, trắng, xanh..) không xịt Gôm. Không cắt tóc trọc và cắt các kiểu tóc lố lăng. Không sơn nhuộm móng tay, móng chân.
14. Học sinh nam không xiên lỗ tai, không đeo những dây chuyền to như dây xích. HS nữ chỉ đeo khuyên ở tai, không đeo ở mũi, ở môi, …
15. Việc vui chơi, nói đùa phải tôn trọng nhau không gây bực mình, tự ái cho nhau. Học sinh nam không huýt sáo miệng làm hiệu. Không vui đùa quá trớn thiếu văn hóa làm tổn thương đến bạn.
16. Không gán ghép, chế diễu các cặp nam nữ, không đùa nghịch dưới mọi hình thức xâm phạm thân thể nhau.
17. Luôn khiêm tốn, chân thành và thật thà trong học tập cũng như trong mọi sinh hoạt đời thường.
18. Thường xuyên có ý thức xây dựng khối đoàn kết trong phòng ở, trong lớp và trong toàn KTX. Có tinh thần tương trợ giúp đỡ nhau trong học tập cũng như sinh hoạt. Có điều gì không đồng tình, không vừa ý nhau, có gì vướng mắc với nhau phải trực tiếp trao đổi để chia sẻ thông cảm với nhau. Làm điều gì không phải với nhau thì vui vẻ xin lỗi nhau. Mọi vấn đề nếu không giải quyết trực tiếp được với nhau thì báo BQL hoặc đề nghị trưởng phòng báo cáo BQL cho họp phòng để tập thể cùng góp ý cho nhau. Nếu trong phòng không giải quyết được thì báo cáo BQL hoặc báo cáo Thầy để giải quyết.
19. Lễ phép với người trên, luôn tôn trọng và kính trọng các cô, bác, các chú, các anh, chị cán bộ nhân viên của Trường. Cần lưu ý thưa gửi và xưng hô khi nói chuyện với người lớn tuổi cho đúng mực. Rèn luyện cách đề đạt nguyện vọng, trình bày quan điểm, nêu thắc mắc, góp ý kiến với người khác nhất là người bề trên một cách có lý có tình, khiêm tốn, chân thành. Có thái độ đúng mức, bình thản mỗi khi không được đáp ứng nguyện vọng. Khi nói chuyện với bất cứ ai đều cần nhìn thẳng, chú ý lắng nghe, không quay đi chỗ khác, không có các hành vi cử chỉ khác, không nói chen ngang cướp lời. Rèn kỹ năng ứng xử giao tiếp, làm việc, sinh hoạt, đi lại .. ở chỗ đông người sao cho đàng hoàng, tự tin, lịch sự, có văn hóa.
20. Mỗi khi ra vào cổng (đi về hoặc đi chơi…) đều ghé qua chào Thầy. Các trường hợp về nhà: Hè, Tết… khi về đến nhà điện báo cho Thầy hoặc cho thầy (cô) giáo chủ nhiệm biết. Tập thói quen đi hỏi về chào.
21. KTX đã tổ chức đủ các loại sinh hoạt tập thể nên cấm tự tổ chức liên hoan nhóm, phòng ở, lớp dưới mọi hình thức.
22. Thường xuyên biết sử dụng câu “cám ơn” với thái độ chân thành, tỏ rõ sự biết tri ân và báo ân đối với người có tình cảm tốt với mình, người đã giúp mình dù việc nhỏ đến việc lớn trong các trường hợp các công việc, các mối quan hệ. Thường xuyên có ý thức tự rèn luyện hình thành thói quen nói năng nhẹ nhàng vừa đủ nghe, thái độ chân thành, cởi mở, rõ ràng, lịch sự, rèn thói quen đi, đứng, ngồi cho ngay ngắn, chững chạc, thư thái.
23. Học sinh nữ chú ý rèn luyện nữ tính đặc biệt sự hiền dịu, vui vẻ, tế nhị, vị tha … Học sinh nam chú ý rèn luyện tính mạnh mẽ của người đàn ông mà chủ yếu là bản lĩnh vững vàng, có ý chí và nghị lực, biết tự kiềm chế, biết thắng bản thân, tránh được cám dỗ, ân cần, chu đáo, hào hiệp, độ lượng mà ta gọi là đấng quân tử.
24. Không trao đổi thư từ, tặng quà giữa HS nam và nữ.
25. Không quan hệ yêu đương nam nữ khi còn học tại Trường, không kết nghĩa anh em, chị em giữa nam và nữ.
26. Thường xuyên biết sử dụng câu “xin lỗi” với thái độ thực lòng, cầu thị. Thành thật tự rèn luyện để học lấy điều biết xấu hổ, biết tự xét mình, tự trách phạt mình. Đồng thời cũng biết tự động viên khích lệ mình khi gặp trở ngại khó khăn, hoặc muốn vươn lên để làm tốt hơn, tự thưởng cho mình mỗi khi vượt được thử thách, làm được một việc gì thành công dù nhỏ.
27. Có thái độ tôn trọng, có thói quen trở thành nhu cầu chào hỏi vui vẻ khi có bất cứ người khách nào đến Trường hay vào KTX.
28. Cấm xuyên tạc các bài hát và cấm hát các bài hát đã bị xuyên tạc.
29. Cấm tẩy xóa, viết thêm, sửa chữa, xuyên tạc…vào các bảng tin, khẩu hiệu vv…của Trường.
30. Cấm mọi hành vi, lời nói xúc phạm đến gia đình và các bậc phụ huynh của nhau.
31. Cấm nói bậy, nói tục, chửi thề, nói sai sự thật, tung dư luận xấu gây hoang mang trong phòng ở, trong lớp và KTX.
32. HS nam, nữ không đứng áp sát lan can các nhà cầu chơi đùa, nhìn xuống sân.
33. HS nam, nữ không đứng ở hành lang các nhà (N2, N3) làm các tín hiệu cho nhau.
34. HS nam không đứng tụ tập ở các đầu hành lang phía đông nhà N3 nhòm ngó, trêu các HS nữ đi lại dưới sân trường.
35. HS nam không chỉ mặc quần sịp, HS nữ không chỉ mặc quần áo lót trong phòng ở và ngoài hành lang.
36. Nghiêm cấm mọi hành vi khoét lỗ rình mò, lén lút nhìn trộm sang KTX các bạn khác giới qua tường và vách ngăn.
Điều 18: Tham gia các sinh hoạt và hoạt động tập thể, vui chơi giải trí, TDTT và hoạt động các câu lạc bộ (CLB):
Tuổi trẻ là tràn đầy sinh lực, thích hoạt động, nhiều đam mê, muốn được phát triển toàn diện … Tuy nhiên cần phải cân đối với nhiệm vụ chính là học tập và luôn coi trọng giữ gìn sức khỏe, đảm bảo an toàn, tránh xa các cám dỗ độc hại các thói hư tật xấu, chú ý rèn luyện nếp sống có văn hóa cho nên mỗi HS Trí Đức cần thực hiện đúng các quy định sau:
1. Tự giác tham gia đầy đủ với ý thức, thái độ nghiêm túc, tinh thần nhiệt tình với trách nhiệm cao tất cả các sự kiện, các sinh hoạt tập thể của Trường, Đoàn trường, KTX… như kỷ niệm các ngày lễ, các Lễ hội, sinh hoạt ngoại khóa, sinh hoạt tiết chào cờ, sinh hoạt KTX định kỳ, diễn đàn vv… Đồng thời tuyệt đối phục tùng mọi sự phân công, điều hành của ban tổ chức các sinh hoạt đó.
2. Mỗi HS bắt buộc phải tham gia ít nhất 1 môn TDTT hoặc 1 CLB tự chọn phù hợp với bản thân.
3. Chỉ vui chơi giải trí, TDTT và hoạt động các CLB trong các thời gian, ở các địa điểm mà Nhà trường đã quy định và tuân thủ sự chỉ đạo, hướng dẫn của người phụ trách. Thực hiện nghiêm túc các quy định và nội quy của các CLB.
4. Xem Tivi đúng địa điểm của khối mình, lớp mình và phải ngồi trật tự, không đứng lên ghế, không ngồi lên bàn, không tự điều chỉnh Tivi theo ý riêng của cá nhân mình. Khi xem phim và tham gia các sinh hoạt tập thể, các hoạt động ở sân ngồi đúng vị trí phòng hoặc lớp mình, không ngồi từ 2 ghế trở lên, trật tự, tập trung theo dõi.
5. Việc chơi các môn thể thao và hoạt động các CLB phải tôn trọng và thực hiện đúng các quy định, nội quy, điều lệ của môn chơi và của các CLB. Phải tuân thủ sự sắp xếp, phân chia lịch, dụng cụ, thiết bị, địa điểm và thời gian của cán bộ phụ trách và BTQ tuyệt đối không tự ý thay đổi. Cấm tranh giành gây mất đoàn kết.
6. Có ý thức bảo vệ tài sản, trang thiết bị, dụng cụ của các môn TDTT và các CLB. Sau khi xem Tivi cũng như tham gia TDTT, CLB xong phải thu dọn sắp xếp lại mọi thứ theo quy định. Làm hư hỏng, thất thoát các trang thiết bị, đồ dùng, dụng cụ phải bồi thường. Nếu do cố ý thì còn bị phạt từ 10 -> 50 lần và kỷ luật ở mức cao nhất.
7. Khi chơi thể thao và hoạt động các CLB chú ý không ham quá đề phòng tai nạn và tránh va chạm gây tai nạn cho người khác.
8. Khi tham gia văn nghệ phải lựa chọn các nhạc phẩm phù hợp. Thưởng thức văn nghệ cũng như ăn uống, coi văn nghệ là thức ăn tinh thần phải đảm bảo 3 tiêu chí: Bổ dưỡng (bồi bổ tâm hồn, trí tuệ); sạch sẽ lành mạnh và diễn xuất phải hay gây xúc cảm, ấn tượng.
9. Trong khi xem biểu diễn văn nghệ không hò reo huyên náo, không lạm dụng lên tặng hoa… gây phản cảm và làm phiền hà cho người biểu diễn.
• Sau mỗi tiết mục đều vỗ tay thể hiện sự cảm ơn và động viên người biểu diễn.
10. Mỗi khi tham gia các hoạt động ở bên ngoài do Nhà trường tổ chức như du lịch, tham quan vv… phải luôn giữ gìn phẩm chất, phong cách, truyền thống của HS Trí Đức tuyệt đối không có bất kỳ hành vi, thái độ, lời nói gì làm ảnh hưởng đến danh dự bản thân cũng như Nhà trường. Tuyệt đối phục tùng mọi sự hướng dẫn, phân công và điều hành của người phụ trách. Hết sức coi trọng giữ gìn đoàn kết, an toàn ăn uống, an toàn hoạt động và an toàn giao thông.
11. Mọi trục trặc hư hỏng trang thiết bị, đồ dùng, dụng cụ, phương tiện của các CLB và mọi vấn đề phát sinh, mọi ý kiến đóng góp, mọi nguyện vọng đều phản ánh kịp thời cho các Thầy (Cô) giáo chủ nhiệm CLB hoặc BQL để được giải quyết.
Điều 19: Việc tiếp khách và gửi quà từ ngoài vào KTX:
1. Để đảm bảo giữ gìn trật tự, an toàn cả về mặt vệ sinh phòng bệnh và an ninh cũng như để xây dựng môi trường giáo dục tốt tạo cho học sinh có bản lĩnh tự lập. Nhà trường đã tổ chức phục vụ đầy đủ, chu đáo, an toàn, hiệu quả mọi nhu cầu cần thiết về sinh hoạt, ăn uống, vui chơi giải trí, TDTT, các CLB rất đa dạng phong phú, các hoạt động văn hóa văn nghệ và các đồ dùng dụng cụ về học tập cho học sinh. Ngoài ra 2 tháng 1 lần, thi xong đã cho HS về 3 ngày, đối với HS lớp 10 mới vào trong tháng đầu tiên (tháng 8) mỗi tuần đã cho ra ngoài một lần cho nên Nhà trường sẽ không giải quyết mọi trường hợp vào thăm hoặc gửi quà, gửi đồ cho học sinh.
2. Mọi trường hợp khi có khách đem theo bất cứ thứ gì cho học sinh đều phải trình báo bảo vệ thường trực cổng hoặc GVCN, BQL KTX để bảo vệ hoặc GVCN, BQL báo cáo BGH, khi được phép của BGH thì BQL, GVCN kiểm tra, sau đó mới cho đem vào KTX. Không nhận và dùng đồ, quà khi chưa biết chính xác của ai gửi cho.
•Trường hợp khi khách của mình (kể cả bố mẹ) có thái độ, hành vi, lời nói không phù hợp, xúc phạm đối với cán bộ, giáo viên hoặc học sinh của Trường cũng như xúc phạm thanh danh Nhà trường thì phải có sự can thiệp để ngăn chặn kịp thời và phải mời ra khỏi Trường ngay.
3. Cấm thông đồng với người ngoài, các hàng quán, người thân và học sinh ngoại trú để lén lút tuồn đồ, ném đồ vào trong Trường.
• Cấm tàng trữ, sử dụng các loại dây rợ bằng mọi vật liệu có thể dùng để lôi, kéo, câu đồ ở ngoài vào Trường, vào KTX.
4. Nghiêm cấm việc nói dối người ngoài là người nhà của mình và nói dối người yêu là anh, chị, em ruột để thăm nom, nhờ mua hàng hóa và làm mọi việc với Nhà trường để giải quyết những việc có liên quan đến bản thân.
Điều 20: Việc cho học sinh ra ngoài và nghỉ định kỳ:
1. Việc cho học sinh nghỉ định kỳ trong năm học 2018 – 2019 theo lịch sau:
– Lần 1: Cả ba khối 10, 11, 12: 15h30 Thứ 7 ngày 25/8/2018. Trả phép muộn nhất 18h00 Thứ 2 ngày 03/9/2018.
– Lần 2: Cả ba khối 10, 11, 12: 15h30 Thứ 5 ngày 18/10/2018. Trả phép muộn nhất 18h00 Chủ nhật ngày 21/10/2018.
Chú ý: Lần này mang đủ quần áo ấm, từ sau đó không cho gửi vào.
– Lần 3: Cả ba khối 10, 11, 12: 15h30 Thứ 5 ngày 13/12/2018. Trả phép muộn nhất 18h00 Chủ nhật ngày 16/12/2018.
Lần này nếu có nhu cầu thì lấy bổ sung quần áo ấm.
– Lần 4: Cả ba khối nghỉ Tết Nguyên Đán: 5h00 Thứ 2 ngày 28/01/2019 (23/12 âm lịch). Trả phép muộn nhất 18h00 Chủ nhật ngày 10/02/2019 (06/01 âm lịch).
– Lần 5: Cả ba khối 10, 11, 12 nghỉ từ 15h30 Thứ 5, ngày 28/3/2019. Trả phép muộn nhất 18h00 Chủ nhật, ngày 31/3.
– Lần 6: K.11 và K.10 về nghỉ hè từ 15h30 Thứ 5, ngày 16/5/2019.
K.12 nghỉ định kỳ GĐ 4 từ 15h30 Thứ 5, ngày 16/5. Trả phép muộn nhất 18h00 Chủ nhật, ngày 19/5.
– Khối 12 sẽ kết thúc hoàn toàn việc ôn tập ở Trường và về nghỉ để chuẩn bị đi thi THPT Quốc gia: 15h30 Thứ 3, ngày 18/6/2019.
•Trong những ngày nghỉ, học sinh nào không có nhu cầu về thì ở lại KTX, phải chịu sự quản lý của Nhà trường. Nếu có người nhà đem thẻ thăm đón đến sẽ được đón ra ngoài, nếu muốn tự ra ngoài thì phải được sự đồng ý của bố (mẹ) đã ghi trong bản cam kết này.
2. Ngoài việc cho HS ra theo định kỳ, chỉ những trường hợp gia đình có đám hiếu người ruột thịt, hoặc có người thân bị tai nạn nặng, ốm nặng, cấp cứu nằm viện, hoặc gia đình có tai họa lớn bất thường … thì BQL hoặc giáo viên chủ nhiệm được quyền giải quyết cho học sinh về không phải xin phép BGH.
Trường hợp cưới anh, chị ruột và một số hoàn cảnh, lý do đặc biệt khác thì làm đơn xin phép BGH, nếu trong giờ hành chính thì gửi giáo viên chủ nhiệm, ngoài giờ hành chính thì gửi BQL để chuyển cho BGH sẽ xem xét giải quyết cho về.
3. Mọi việc PHHS xin cho học sinh ra ngoài khám chữa bệnh và tiêm phòng v.v… phải đúng là thật sự cần thiết và đều phải tuân thủ theo sự giải quyết của cán bộ phòng y tế Nhà trường.
4. Mọi trường hợp người nhà đến đón HS đều phải xuất trình thẻ thăm đón do Nhà trường cấp hoặc giấy ủy quyền hợp pháp của bố (mẹ) HS mới được giải quyết. Trường hợp không có thẻ thăm đón thì chỉ bố, mẹ đẻ có CMND mới được giải quyết.
• Mọi trường hợp khi làm thủ tục ra ngoài phải tôn trọng sự điều hành của BQL KTX hoặc GVCN và bảo vệ Nhà trường.
5. Khi ra ngoài nếu có sự cố bất trắc hoặc không về đúng hẹn phải liên hệ với Trường ngay qua các số điện thoại: BQL: 0243.224.2454, y tế 0243.224.2451, VP Nhà trường: 0243.768.6902 hoặc điện cho thầy (cô) giáo chủ nhiệm.
6. Các dịp nghỉ: Lễ, tết, hè… khi chưa được phép của Nhà trường hoặc bố (mẹ) tuyệt đối không tự tiện sử dụng thời gian đó vào các việc riêng khác, không rẽ ngang, không tự đi chơi với bạn v.v…
7. Mọi trường hợp ra ngoài đều phải trả phép đúng hạn như ghi trong nội quy này hoặc trong đơn xin phép. Hằng ngày từ 21h00 Nhà trường khóa cổng không tiếp khách, không tiếp nhận HS vào KTX trừ trường hợp đặc biệt và được sự đồng ý của BGH. Mọi trường hợp trả phép quá hạn mà không được Nhà trường chấp nhận sẽ bị kỷ luật theo các hình thức như đình chỉ học để kiểm điểm và chép phạt nội quy, hủy bỏ việc ra ngoài học các môn năng khiếu, hủy bỏ việc nghỉ định kỳ lần sau…
8. Cấm mọi trường hợp liên hệ nhờ người trong gia đình hoặc người ngoài điện đến Trường hoặc trực tiếp đến Trường nói dối có lý do chính đáng để xin ra ngoài, xin nghỉ học. Cấm nhờ người ngoài đến Trường nói dối là bố, mẹ để xin cho ra ngoài hoặc làm việc với Nhà trường để giải quyết vấn đề gì đó của bản thân.
9. Cấm HS giữ thẻ thăm đón rồi tự đưa ra ngoài nhờ người khác nói dối là đã được bố mẹ ủy quyền đến đón ra ngoài.
10. Nghiêm cấm việc phô tô màu thẻ thăm đón của Trường để giữ riêng và đưa cho người khác ngoài bố, mẹ.
11. Nghiêm cấm mọi trường hợp: Trèo qua cổng, vượt tường rào, trà trộn theo học sinh ngoại (bán) trú ra ngoài.
• Cấm rình rập, lợi dụng lúc bảo vệ bận tiếp khách hoặc đánh trống lẻn trốn ra ngoài.
• Cấm mạo chữ ký của Thầy vào giấy phép để ra ngoài hoặc giả danh là người ở diện được tự ra ngoài để trốn ra hoặc bằng cách nào đó sử dụng điện thoại giả mạo là bố, mẹ xin cho ra với lý do nào đó vv…
• Khi được phép ra ngoài cấm lợi dụng đi quá giờ, đi chơi qua buổi qua đêm.
• Nếu cố tình trốn ra ngoài Trường dưới mọi hình thức hoặc lợi dụng khi được ra ngoài cố tình đi chơi quá giờ, qua buổi, qua đêm thì Nhà trường sẽ không đi tìm mà điện cho phụ huynh học sinh tự đi tìm, nếu xảy ra điều gì thì học sinh và phụ huynh học sinh hoàn toàn tự chịu trách nhiệm. Sau 1-> 2 ngày từ khi phụ huynh học sinh nhận được thông tin con trốn ra ngoài phải đến Nhà trường làm thủ tục cho con chuyển trường hoặc thôi học. Nếu không đúng thời gian có thể chuyển trường thì cho ra khỏi KTX học ngoại trú chờ đến cuối học kỳ sẽ chuyển trường, xếp hạnh kiểm học kỳ TB hoặc yếu.
Điều 21: Về chi tiêu và đồ dùng sinh hoạt cá nhân:
Để xây dựng và duy trì ổn định cuộc sống tập thể HS nội trú Trí Đức văn minh, lành mạnh, bình yên giúp HS thật sự chú tâm vào học tập và rèn luyện toàn diện theo hướng trở thành Thanh niên hiện đại có khả năng tự lập cao, có bản lĩnh vững vàng, ý chí mạnh mẽ, nghị lực kiên cường, luôn quý trọng công sức và thành quả lao động của mình cũng như của mọi người, có khả năng ứng xử giao tiếp tốt và đặc biệt thích nghi với mọi hoàn cảnh sống, đó là những hành trang, là vốn quý giá nhất cho HS vào đời lập thân lập nghiệp. Do đó mỗi HS cần thực hiện nghiêm túc các quy định về chi tiêu và đồ dùng cá nhân như sau:
1. Không mang vào KTX các loại tủ, hòm, các loại valy cá nhân dùng đựng đồ vì Nhà trường đã đầu tư trang bị tủ thống nhất cho toàn KTX.
2. Không mang vào các loại quạt và các đồ dụng cụ phục vụ tắm, giặt, phơi. Nhà trường đã trang bị đầy đủ đồng bộ thống nhất toàn KTX.
3. Không mang vào các loại đồ dùng: chiếu, chăn, màn, gối, đệm. Nhà trường trang bị thống nhất toàn KTX. Không mang vào KTX các loại chăn điện, gối điện, đệm điện, chườm điện. Không mang vào các loại gối ôm, gấu bông và búp bê dài quá 20cm.
4. Không mang vào mọi thứ thuộc nhu cầu đồ dùng thiết yếu trong cuộc sống như: khăn mặt, bàn chải và thuốc đánh răng, xà phòng tắm giặt, các loại dầu gội đầu, … các dụng cụ học tập, … gương lược, … giấy vệ sinh… Vì tất cả đều được Căn tin Nhà trường phục vụ rất tiện, an toàn, giá hợp lý nhất. Việc này sẽ còn giúp HS biết quản lý chi tiêu tiết kiệm, hợp lý.
5. Không đưa vào các loại quần áo bò, quần áo lắm đai nhiều túi, nhiều khuy sắt, các loại quần áo cầu kỳ phức tạp, quần áo màu sắc lòe loẹt, quần áo hở hang lố lăng …
6. Không đưa vào và không dùng các loại ba lô và các loại túi xách may bằng các chất liệu vải dầy, nhiều lớp, nhiều ngăn ô, nhiều dây đai, khuy sắt … Nhà trường đã trang bị mỗi HS 2 ba lô vải mỏng rất gọn, rất đơn giản, nhẹ nhàng, tiện lợi lại bền để đựng đồ mỗi khi về nghỉ định kỳ.
7. Không đưa vào các loại dép đi trong nhà, dép tắm … Đã được phục vụ ở Căn tin của Trường.
8. HS nữ không đưa vào và không dùng các loại guốc và các loại giầy có gót cao quá 5cm.
9. Không mang vào và không sử dụng các loại bàn học cá nhân và giá sách cá nhân. Toàn bộ việc học tập từ học có Thầy dạy trên lớp đến tự học (cả tự học tối) đều thực hiện trên phòng học của lớp, không học tại phòng ở KTX và mỗi HS đã được trang bị giá sách to hiện đại trên lớp.
10. Không mang vào các loại SGK, vở viết, giấy nháp … Nhà trường đã trang bị đầy đủ, đồng bộ, đúng tiêu chuẩn, phẩm chất tốt nhất và giá rẻ nhất.
11. Không mang vào các loại sách báo tham khảo, các loại truyện, … Đã có thư viện của Trường đầy đủ, phong phú với hàng vạn đầu sách sẽ cho HS mượn, có cán bộ nhân viên hướng dẫn cách đọc, có chỗ ngồi đọc …
12. Về quần áo, mỗi HS sẽ được Nhà trường trang bị đồng phục gồm: 1 -> 2 áo trắng cộc tay, 2 -> 3 áo trắng dài tay, 3 -> 4 quần dài, 1 áo khoác tùy theo nhu cầu của từng HS.
13. Mỗi HS cần mang thêm từ nhà một số đồ: Đủ các bộ quần áo lót, quần áo ngủ, quần áo ấm mùa đông, quần áo thể thao (nếu cần), quần áo mặc khi không lên lớp. Chú ý tất cả đều phải theo quy định tại mục 5 Điều 21 đã nêu ở trên.
14. Không mang vào các loại tranh ảnh, tài liệu, tư liệu, các loại phương tiện, tiện nghi … mà Nhà trường không nêu cho mang vào ở điều này.
15. Nếu có nhu cầu cần sử dụng loại đồ gì trong phạm vi Nhà trường cho phép và được sự đồng ý của bố mẹ mà ở Căntin không có thì làm đơn ghi cụ thể gửi bộ phận Căntin sẽ được đáp ứng.
16. Trong Trường không sử dụng tiền mặt nên cấm giữ tiền ở trong người và trong KTX. Cấm gửi tiền bất cứ ai như học sinh ngoại (bán) trú, hàng quán ở ngoài, CBNV và giáo viên của Trường. Khi có tiền bất cứ từ nguồn nào đều phải gửi hết vào tài khoản của mình do phòng Tài chính Nhà trường giữ hộ. Nếu cố tình dấu giếm hoặc gửi bất cứ ai khi Nhà trường kiểm tra phát hiện sẽ bị thu, nhập vào quỹ nội trú để sinh hoạt tập thể và bị xử lý kỷ luật theo quy định.
17. Cấm mang vào KTX, vào Trường các loại đồ dùng, đồ chơi xa xỉ, các loại sơn, nhuộm móng tay móng chân, các loại gôm, các loại thuốc nhuộm tóc có màu đỏ, vàng, trắng, xanh, … các loại đồ chơi nguy hiểm.
18. Cấm mang vào KTX, vào Trường các loại đồ trang sức, các loại đồng hồ và các đồ dùng khác thuộc loại quý, hiếm, đắt tiền, có vàng bạc, đá quý. Tốt nhất không dùng mọi đồ trang sức vì không cần thiết, không mang lại điều lợi gì mà ngược lại dễ gây phiền toái cho bản thân và người khác. Không cần dùng đồng hồ cá nhân vì ở Trường mọi mốc thời gian trong sinh hoạt và học tập đều đã được thông báo qua hệ thống chuông, loa và đều được CBNV, GVCN nhắc nhở đôn đốc. Trong mỗi lớp học đã có một đồng hồ to treo ngay trên bảng. Nếu có nhu cầu thực sự rất muốn dùng thì chỉ sử dụng các loại đồ trang sức bằng nhựa hoặc đồ mĩ ký rất rẻ tiền và dùng các loại đồng hồ cũng rất rẻ tiền. Khi mất không cần phải tìm, không tiếc.
19. Mọi trường hợp học sinh vay đồ dùng của nhau, mua, bán đồ (hàng) của nhau, mua hàng hộ nhau, cho nhau vay tiền hoặc vay tiền của bất cứ ai để chi tiêu mà không được phép của BGH đều bị thu, nhập vào quỹ nội trú và bị xử lý kỷ luật.
20. Nghiêm cấm mọi hành vi gian lận khi ký nhận hàng ở căntin Nhà trường, cấm nhờ sổ căntin của người khác để lấy hàng.
21. Nghiêm cấm mọi hình thức bắt nạt, cưỡng bức nhau để lấy đồ dùng của nhau.
22. Nghiêm cấm việc đem các đồ dùng, tư trang đi bán hoặc đem đến hiệu cầm đồ lấy tiền tiêu.
23. Cấm lưu giữ và sử dụng tất cả các loại đài, phôn, băng, đĩa, máy ảnh, camera, kim từ điển, tân từ điển vv… của cá nhân trong KTX khi chưa được phép của BGH. Nếu cố tình dấu giếm, lưu giữ, sử dụng khi Nhà trường kiểm tra phát hiện sẽ bị tịch thu, thanh lý đưa vào quỹ hoạt động tập thể KTX và xử lý kỷ luật.
24. Cấm lưu giữ và sử dụng các loại băng dính, các loại móc phơi và giá sách có kim loại, các đồ dùng, dụng cụ sinh hoạt có thể dùng đánh, ném, đâm, rạch gây thương tích (như chai lọ thủy tinh, đồ sứ, đồ có kim loại, đồ nhựa cứng nặng, thắt lưng cứng có khóa to, các đồ sắc, nhọn, răng cưa vv…) Nếu cố tình sẽ bị thu, hủy đi và kỷ luật .
25. Cấm mua bán, vận chuyển, lưu giữ và sử dụng điện thoại di động (kể cả sim rời) bất kể từ nguồn nào khi chưa được phép của Nhà trường. Nếu cố tình dấu giếm, lưu giữ, sử dụng, khi Nhà trường phát hiện sẽ bị tịch thu thanh lý đưa vào quỹ hoạt động tập thể KTX và xử lý kỷ luật nghiêm khắc. Khi thật cần thiết GVCN sẽ cho mượn điện thoại để liên lạc với PHHS.
• Nghiêm cấm mọi sự gian lận trong việc sử dụng điện thoại do GVCN cho mượn, nghiêm cấm việc sử dụng điện thoại vào các mục đích vi phạm nội quy và các điều xấu khác.
26. Nghiêm cấm tàng trữ, vận chuyển, sử dụng các loại vật tư, đồ dùng, dụng cụ, phương tiện và các thứ có thể dùng để làm các việc sửa chữa, tháo dỡ, vận hành … các loại trang thiết bị, các cơ sở vật chất của Nhà trường (như kìm, Tôlôvit vv …).
27. Nghiêm cấm tàng trữ, vận chuyển, sử dụng các loại vũ khí từ thô sơ nhất và các thứ có thể dùng đánh người gây thương tích ví dụ: các loại dao, kéo, gậy, côn, gạch, đá, dây xích v.v… cũng như các thứ có thể dùng làm hại, làm tổn thương người khác như kim, dao lam, compa sắt, bình xịt hơi, vv… cho đến các loại tranh ảnh, băng, đĩa kỳ quái rùng rợn vv…
28. Nghiêm cấm tự chế tạo, tự làm các loại đồ chơi nguy hiểm, các loại vũ khí thô sơ như dao, côn, gậy vv… bằng giấy, bằng móc phơi, giá sách, chai, lọ nhựa, lọ thủy tinh, các vỏ đồ hộp vv…cũng như bằng các loại vật liệu, đồ dùng khác.
29. Cấm vận chuyển, lưu giữ, tự tạo, phát tán, sử dụng các loại dây hoặc sử dụng làm dây có thể dùng kéo đồ từ ngoài vào trong Trường, trong KTX.
30. Nghiêm cấm mọi trường hợp nhờ người thân, người ngoài và học sinh ngoại trú để mượn, mua và chuyển mọi thứ có thể dùng làm vũ khí dù thô sơ nhất và mọi thứ có thể dùng làm dây để kéo đồ vào trong Trường.
31. Nghiêm cấm tàng trữ, vận chuyển, sử dụng các loại đồ dùng, dụng cụ, đồ chơi, vật liệu và các chất gây cháy như xăng dầu, cồn, nến, diêm, bật lửa vv…, các thứ gây nổ, các loại pháo, các loại hóa chất và các đồ chơi nguy hiểm khác có thể gây tai nạn.
32. Cấm mọi trường hợp vận chuyển, lưu giữ, sử dụng các trang thiết bị, đồ dùng, dụng cụ (kể cả đồ tự chế) có sử dụng điện như: các loại bếp điện, ấm điện, phích điện, sục điện, các loại bàn là, sấy tóc, ép tóc, các loại đồ chơi dùng điện vv… (trừ quạt Nhà trường cung cấp).
Điều 22: Quản lý, bảo vệ đồ dùng tài sản cá nhân và phòng chống mất cắp:
Việc phải đưa ra các biện pháp tổ chức kèm theo các quy định chặt chẽ tỷ mỉ để quản lý, bảo vệ đồ dùng, tài sản cá nhân của HS và phòng chống mất cắp là để tránh, khắc phục các tình trạng không tốt có thể xảy ra làm ảnh hưởng đến mọi mặt trong cuộc sống và học tập của HS như: Không quản lý bảo vệ thì đồ dùng sẽ dễ bị hư hỏng, khi sử dụng dễ bị tai nạn, dễ vứt bỏ lãng phí, nhầm lẫn lộn xộn của nhau, để bừa bãi luộm thuộm vừa mất vệ sinh, vừa choán diện tích không gian làm chật chội nóng bức, là cơ hội phát sinh tư tưởng và hành vi ăn cắp vặt của nhau, kể cả khi đồ không mất nhưng tìm lâu chưa thấy cho là mất cắp vv… và còn rất nhiều tình trạng không tốt khác. Tất cả sẽ gây ra vô vàn hậu quả tồi tệ ảnh hưởng xấu thậm chí phá vỡ cuộc sống tươi vui, hòa thuận, yên bình của tập thể phòng ở và của toàn KTX. Do đó bắt buộc mọi HS phải tuân thủ các quy định sau đây:
1. Mỗi HS khi vào ở nội trú sẽ được Nhà trường trang bị một hốc tủ đứng có 1 chìa khóa để đựng tất cả đồ dùng tư trang hành lý riêng của mình và trang bị một số đồ dùng như chiếu, đệm, chăn, màn, gối vv…Khi nhận HS phải kiểm tra đủ và đảm bảo các đồ đều tốt thì ký vào biên bản đã nhận đủ. Chú ý chìa khóa tủ luôn để ở ổ khóa không mang theo người. Nếu bị mất phải làm đền rất đắt.
2. Khi đến ở KTX phải làm tờ khai báo đầy đủ, chính xác mọi đồ dùng, tư trang của mình trước sự chứng kiến của tất cả các bạn ở cùng phòng và GVCN. Khi có sự thay đổi phải bổ sung ngay và cũng phải thực hiện công khai như vậy. GVCN ký xác nhận vào tờ khai đó của từng HS và ký xác nhận mỗi khi có sự thay đổi.
3. Tất cả sách vở, máy tính, mọi đồ dùng, tư trang (cả quần áo không phải đồng phục) đều phải đánh dấu ghi rõ Họ, tên , mã số HS của mình bằng vật liệu khó tẩy xoá trước sự chứng kiến của các bạn trong phòng, trong lớp hoặc BQL, GVCN. Cấm tẩy, xóa, tháo bỏ mã số HS ở quần áo đồng phục, cũng như ở tất cả đồ dùng của mình sau khi đã đánh dấu. Nếu vi phạm bị coi là có hành vi ăn cắp.
4. Thực hiện đầy đủ, nghiêm túc việc trực nhật và ghi sổ trực phòng. Thực hiện nghiêm túc việc báo cáo khi có hiện tượng lạ theo quy định.
5. Mọi trường hợp mất mát đồ dùng, tư trang trước hết tự kiểm tra thật cẩn thận kỹ lưỡng (không để ai biết) xem có đúng đã mất thật và mất ở trong Trường không. Nếu đúng mất ở KTX phải kín đáo tự báo ngay cho BQL, còn nếu mất ở lớp học thì báo cho GVCN để giải quyết kịp thời. Chỉ những thứ được Nhà trường cho phép mang vào và đã khai báo, đã đánh dấu được các bạn hoặc BQL, GVCN chứng kiến và phải có người làm chứng đúng là bị mất ở KTX hoặc trên lớp học thì Nhà trường mới xem xét giải quyết.
6. Tích cực tham gia cùng toàn KTX gây dư luận phản đối, lên án, tẩy chay mọi hiện tượng gian lận, ăn cắp vặt.
7. Thực hiện nghiêm túc việc để sách vở đúng ngăn ô của mình trên giá sách ở lớp theo sự sắp xếp của GVCN.
• Cấm các hành vi tự ý thay đổi chỗ để sách vở trên giá, tự ý lục lọi sử dụng sách vở và đồ dùng học tập của bạn, tự sang phòng học lớp khác khi lớp đó đi học ở nơi khác. Nếu vi phạm bị coi là có hành vi ăn cắp.
8. Cấm các hành vi ăn, ngủ, sinh hoạt lang chạ ở phòng khác, vào phòng khác khi không có người và cho người khác sang phòng mình ăn ngủ nhờ. Cấm tự đưa người thân, khách và người ngoài vào KTX và vào phòng ở khi chưa được phép của BGH. Nếu vi phạm bị kết tội là có hành vi hoặc ý đồ ăn cắp, tụ tập bè phái, gây rối ẩu đả và nhiều lỗi khác.
9. Cấm tự cho học sinh ngoại (bán) trú vào KTX. Nếu vi phạm bị coi là có hành vi tổ chức ăn cắp và gây rối KTX.
10. Nghiêm cấm việc bịa đặt mất mát hoặc cố tình thêm bớt sai với sự thật rồi báo cáo gây khó khăn cho việc quản lý, điều tra, làm mất trật tự, mất đoàn kết trong KTX và cố tình bôi nhọ danh dự người khác. Cấm tự tổ chức khám đồ của nhau mà không được phép của BQL hoặc GVCN.
11. Cấm tự tiện sử dụng bất cứ trang thiết bị đồ dùng, dụng cụ, phương tiện gì của Trường và của bạn khi chưa được phép. Nghiêm cấm mọi hành vi nghịch, dấu, lấy chìa khóa tủ của bạn, nghịch, bôi, nhét các thứ vào ổ khóa tủ của bạn. Nếu cố tình thì bị kết 2 tội là có ý định ăn cắp và cố tình phá hoại tài sản của Nhà trường.
12. Nghiêm cấm mọi hành vi gian lận và ăn cắp vặt trong Trường, trong KTX , trong phòng học, phòng ở bất kể là thứ gì dù nhỏ nhất..
13. Nghiêm cấm mọi hành vi tham gia, ủng hộ cổ vũ, bao che dấu giếm, đồng loã, tiêu thụ, tiếp tay cho người ăn cắp.
14. Mọi trường hợp cố tình đi muộn, trốn ở lại KTX, trốn về KTX trước trong tất cả các hoạt động mà Nhà trường đã quy định thì ngoài xử lý kỷ luật thông thường còn bị kết tội có hành vi hoặc có mưu mô ăn cắp, phá hoại tài sản của Nhà trường hoặc của bạn, có các hành vi bất chính khác như móc nối với người ngoài tuồn đồ cấm vào, hút thuốc lá thuốc lào vv…Như vậy sẽ bị xử lý kỷ luật theo các tội danh đó. Hoặc nếu có sự cố gì như hỏa hoạn vv…thì bị quy chịu trách nhiệm gây ra sự cố đó.
15. Mọi trường hợp cố tình ra khỏi phòng học muộn, đến phòng học sớm, trốn các tiết TD, TV… để ở lại phòng học, hoặc các thời gian không có giờ học mà vẫn vào phòng học…nếu xảy ra mất mát ở các phòng học cùng tầng đó thì bị quy trách nhiệm phải bồi thường.
16. Làm hư hỏng, mất mát tài sản của Trường, của bạn phải bồi thường theo giá trị thực tế. Trường hợp không xác định được cụ thể trách nhiệm cho ai thì tập thể phòng hoặc các bạn khác có liên quan cùng phải chịu bồi thường chung.
17. Nghiêm cấm mọi việc nói năng phát ngôn bừa bãi, không có căn cứ xung quanh lĩnh vực đồ dùng tài sản cá nhân trong KTX dẫn đến sự hiểu lầm, nghi ngờ, xúc phạm đến danh dự nhân phẩm của nhau.
Điều 23: Về việc xin ra ngoài học thêm môn năng khiếu nghệ thuật:
Đối với HS lớp 12 nếu cần học thêm môn nghệ thuật ở ngoài phục vụ thi ĐH như môn Vẽ, Âm nhạc vv… phải do bố (mẹ) đến làm việc trực tiếp với BGH (làm đơn xin phép, ghi cụ thể môn học, thầy dạy, số điện thoại, địa chỉ chỗ học, đi từ mấy giờ đến mấy giờ, ngày nào). Khi được BGH duyệt mới thực hiện và tự chịu trách nhiệm về việc ra học ở ngoài cũng như sử dụng thời gian vào đúng mục đích. Nếu thực hiện không đúng các quy định thì sẽ không được ra ngoài học tiếp và còn bị kỷ luật.
Điều 24: Xây dựng tập thể:
1. Tham gia đầy đủ đúng giờ với ý thức trách nhiệm trong các buổi sinh hoạt tập thể của phòng ở, lớp, của KTX và của Trường.
2. Chủ động, tự giác tham gia ý kiến, công sức xây dựng phòng ở và lớp thành tập thể đoàn kết, xây dựng phòng ở văn hóa theo tiêu chuẩn của KTX.
3. Tích cực tham gia các hoạt động tập thể của KTX như: Văn nghệ, TDTT, các diễn đàn, các câu lạc bộ, thi tìm hiểu kiến thức, sáng tác thơ văn, vận động quyên góp từ thiện, các phong trào thi đua, thanh niên tình nguyện, HS Trí Đức thanh lịch, nói lời hay làm việc tốt vv…
4. Tuân thủ và hoàn thành tốt các nhiệm vụ mà BQL hoặc BTQ KTX và trưởng phòng ở cũng như cán bộ lớp phân công để phục vụ các sinh hoạt, các lễ hội, các hoạt động của tập thể phòng ở, lớp, của KTX cũng như của Trường.
5. Luôn tôn trọng và ủng hộ tạo điều kiện thuận lợi cho trưởng phòng ở và BTQ làm việc. Tuyệt đối không có thái độ và hành vi chống đối nhạo báng. Tôn trọng, lễ phép, phục tùng sự quản lý điều hành của BQL nội trú.
6. Tích cực tham gia đóng góp ý kiến về mọi lĩnh vực cho KTX và Nhà trường thông qua hòm thư góp ý của Hiệu trưởng.
Điều 25: Về công tác kiểm tra:
1. Mọi trường hợp khi ở ngoài vào Trường đều phải tự giác trình báo với Bảo vệ sau đó phải tuân thủ sự hướng dẫn của Bảo vệ để được kiểm tra trước khi vào KTX. Mỗi khi về nghỉ định kỳ không mang chìa khóa tủ về để Nhà trường kiểm tra được thuận tiện.
2. Em tự nguyện đồng ý tự kiểm tra toàn bộ đồ dùng tư trang hành lý của mình trước sự chứng kiến của các bạn trong phòng và GVCN vào thứ 7 hàng tuần đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để Tổ GVCN và BQL kiểm tra đột xuất mọi đồ dùng, dụng cụ, tư trang của em khi cần thiết để loại bỏ mọi thứ Nhà trường đã cấm, cũng như để làm rõ khi có hiện tượng mất cắp xảy ra nhằm duy trì môi trường của KTX thực sự là môi trường giáo dục tốt đẹp nhất, an toàn nhất cho mọi người.
3. Em đồng ý nhờ Nhà trường kiểm tra và tự nguyện không nhận các loại thư từ, điện thoại, quà gửi không phải là của người ruột thịt và những thứ không được mang vào không được lưu giữ, sử dụng như trong nội quy KTX của Trường đã nêu.
Điều 26: Thực hiện các quy định khác của Nhà trường.
1. Em đảm bảo thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các nội quy, quy định của các bộ phận Nhà trường như: CSVC, BQL, phòng Y tế, Nhà ăn tập thể, Căntin, các CLB vv… cũng như các hình thức kỷ luật đã nêu trong đó.
2. Khi Nhà trường yêu cầu thông báo một vấn đề gì đó cho bố mẹ hoặc gửi thư từ, phiếu điểm… về cho bố mẹ phải thực hiện đầy đủ, kịp thời và trung thực.
3. Cung cấp chính xác, kịp thời số điện thoại của bố, mẹ khi có sự thay đổi cho thầy, cô giáo chủ nhiệm và cho Nhà trường.
4. Khi mắc lỗi, vi phạm nội quy được người khác nhắc nhở, phê bình phải vui vẻ, nghiêm túc nhận lỗi với thái độ cầu tiến bộ, cảm ơn người nhắc nhở và sửa ngay. Nếu các thầy cô giáo, cô bác CBNV, bảo vệ, BQL vv… yêu cầu làm thủ tục gì (như lập biên bản, tường trình về sự việc nào đó …) phải tuyệt đối chấp hành và phải trung thực.
Điều 27: Một số quy định về xử lý kỷ luật:
1. Trường hợp vi phạm vào những mục không ghi “cấm” và không ghi “nghiêm cấm” thì:
a. • Vi phạm lần 1: Do GVCN và BQL giải quyết từ nhắc nhở, phê bình, xin lỗi BQL, GVCN và người mà mình đã có hành vi, thái độ sai.
• Vi phạm lần 2: Do GVCN và BQL giải quyết: Kiểm điểm, phê bình, xin lỗi GVCN, BQL và người mà mình đã có hành vi, thái độ sai, thông báo cho bố mẹ, chép phạt từ 1 -> 2 bản nội quy, có thể xếp hạnh kiểm tháng TB tùy loại lỗi và tùy mức độ vi phạm.
b. Vi phạm từ lần thứ 3 trở lên: GVCN và BQL làm rõ, kiểm điểm, phê bình, xin lỗi GVCN, BQL và người mà mình đã có hành vi, thái độ sai. Lập hồ sơ báo cáo BGH kèm theo đề xuất các mức độ giải quyết: Từ khiển trách, mời bố (mẹ) đến phối hợp giáo dục, xếp hạnh kiểm học kỳ loại TB, chép phạt từ 2 -> 3 bản Nội quy KTX. BGH sẽ nghiên cứu và quyết định cụ thể mức độ xử lý, giao cho GVCN thực hiện. Nếu sau đó tiếp tục vi phạm, không có ý thức phấn đấu sửa lỗi thì có thể bị cảnh cáo, mời bố (mẹ) đến làm cam kết lần cuối cùng hoặc từ chối cho ở nội trú, hoặc buộc phải chuyển Trường, xếp hạnh kiểm học kỳ loại yếu tùy loại lỗi và tùy mức độ vi phạm.
c. Mọi trường hợp vi phạm vào những mục không ghi “cấm” và “nghiêm cấm” nhưng là nguyên nhân dẫn đến gây thương tích cho người khác thì phải liên đới chịu bồi thường phí đi viện và phạt tiền theo quy định ở điểm a mục 6 Điều 27. Nếu có nhiều người cùng mắc lỗi thì cùng chia sẻ phí đi viện cho người bị thương tích và cùng chịu mức phạt tài chính.
2. Nếu mắc các lỗi trốn ra ngoài trường hoặc lợi dụng khi được phép ra ngoài mà tự đi qua buổi, qua đêm thì xử lý như ở mục 7 và mục 11 – Điều 20 của nội quy này.
3. Nếu mắc lần đầu các lỗi sau: Lưu giữ, sử dụng, phát tán các loại tài liệu thuộc văn hóa phẩm đồi trụy, phản động, kích động tình dục, kích động bạo lực, mê tín dị đoan vv… các chất các vật dùng gây cháy, gây nổ, các đồ chơi nguy hiểm, các thứ có thể dùng làm vũ khí kể cả tự tạo bằng bất cứ vật liệu gì, các thứ có thể dùng cắt, đâm, chọc, rạch, cào vv… gây thương tích; các lỗi liên quan ăn cắp vặt; các lỗi chống đối, vô lễ với cán bộ, nhân viên, giáo viên; các lỗi liên quan dính líu tới các loại rượu bia, thuốc lá, thuốc lào; các lỗi liên quan phá hoại tài sản của Nhà trường và của bạn; liên quan dính líu tới lô đề, cờ bạc dưới mọi hình thức, nếu thành khẩn và chưa gây hậu quả nghiêm trọng thì bị tạm đình chỉ học từ 3 ngày đến 1 tuần kiểm điểm chép phạt nội quy, sau đó bị khiển trách, xếp HK học kỳ yếu, mời bố mẹ đến từ chối cho ở nội trú.
Nếu không thành khẩn và nếu gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm lần 2 trở lên thì sẽ bị kỷ luật ở mức cao hơn đến mức cao nhất là cảnh cáo ghi học bạ, đuổi học ngoài ra tùy tính chất và hậu quả của vụ việc còn phải bồi thường và phạt tiền theo quy định ở mục 6 – Điều 27 của nội quy này.
Riêng trường hợp mắc lỗi liên quan đến các chất kích thích gây nghiện, các loại ma túy thì dù chỉ một lần đầu tùy mức độ vi phạm và sự thành khẩn mà xử lý từ cảnh cáo ghi học bạ, buộc chuyển trường đến cảnh cáo ghi học bạ, đình chỉ học tập 1 năm, hoặc đuổi học hoặc đưa ra pháp luật.
4. Mắc các lỗi liên quan đến ẩu đả đánh nhau:
a. Mọi trường hợp mắc lỗi là nguyên nhân dẫn đến ẩu đả, đánh nhau như: khiêu khích, thách đố, đe dọa, bắt nạt, kéo bè cánh, gây mâu thuẫn xích mích, lôi kéo nhờ người này trả thù người kia, gọi người này hộ người kia, kích động, trêu trọc, xuyên tạc, vu khống, nô đùa quá trớn, vv…. thì bị tạm đình chỉ học từ 3 ngày đến 1 tuần kiểm điểm, chép phạt nội quy, sau đó bị khiển trách, xếp hạnh kiểm học kỳ trung bình hoặc yếu, mời bố (mẹ) đến phối hợp giáo dục, làm cam kết lần cuối cùng và liên đới chịu bồi thường cho người bị đánh như ở điểm a, b mục 6 – Điều 27 của nội quy này.
• Nếu cố tình gây nguyên nhân dẫn đến hậu quả nghiêm trọng và không thành khẩn, tìm cách biển lận thì bị kỷ luật ở các mức cao hơn thậm chí đến mức cao nhất.
b. Trường hợp trực tiếp đánh người khác hoặc đánh nhau do sự bột phát không cố ý rồi dừng ngay, tự xin lỗi nhau, tự hòa giải và tự giác khai báo trung thực, không gây hậu quả nghiêm trọng thì xử lý như điểm a, mục 4 – Điều 27.
• Nếu gây hậu quả nghiêm trọng thì bị cảnh cáo trước toàn Trường, xếp hạnh kiểm học kỳ yếu và từ chối cho ở nội trú đồng thời phải bồi thường và bị xử phạt tài chính theo điểm a, b mục 6 – Điều 27 của nội quy này. Sau khi ra ngoại trú nếu không có sự tiến bộ rõ rệt thì hết học kỳ sẽ buộc phải chuyển Trường.
• Nếu nghiêm trọng mà không thành khẩn thì xử lý theo pháp luật.
c. Trường hợp chủ động, cố ý, tổ chức đánh nhau, có chuẩn bị và có sử dụng các đồ vật làm vũ khí (từ thô sơ nhất) thì bị cảnh cáo toàn Trường, ghi học bạ, xếp hạnh kiểm học kỳ yếu hoặc kém, buộc chuyển Trường hoặc đuổi học tùy tính chất và mức độ nghiêm trọng của vụ việc, đồng thời phải bồi thường và còn bị xử phạt tài chính theo điểm a, b mục 6 – Điều 27 của nội quy này.
5. Trường hợp vi phạm vào những mục có ghi “cấm” và “nghiêm cấm” ngoài các lỗi đã nêu ở mục 3 và 4 – Điều 27 thì:
a. Vi phạm lần 1: Bị tạm đình chỉ học từ 3 ngày đến 1 tuần kiểm điểm, chép phạt nội quy sau đó bị khiển trách, xếp hạnh kiểm học kỳ Trung bình hoặc yếu. Mời bố (mẹ) đến làm cam kết lần cuối hoặc từ chối cho ở nội trú tùy mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm lỗi và tùy thái độ thành khẩn của học sinh phạm lỗi. Ngoài ra còn bị xử phạt tài chính theo các điểm a, b, c, d của mục 6 – Điều 27 nội quy này.
b. Vi phạm lần 2: Bị tạm đình chỉ học từ 3 ngày đến 1 tuần kiểm điểm chép phạt nội quy sau đó bị cảnh cáo, ghi học bạ, xếp hạnh kiểm học kỳ yếu hoặc kém, mời bố (mẹ) đến từ chối cho ở nội trú hoặc buộc chuyển Trường hoặc đuổi học tùy theo mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm lỗi và thái độ thành khẩn của học sinh phạm lỗi. Ngoài ra tùy theo loại lỗi vi phạm còn bị xử phạt tài chính theo các điểm a, b, c, d của mục 6 – Điều 27 nội quy này.
6. Các trường hợp vi phạm nội quy ngoài xử lý kỷ luật như đã nêu ở trên, tùy trường hợp cụ thể còn phải chịu bồi thường và phạt tài chính như sau:
a. • Nếu mắc các loại lỗi thuộc về nguyên nhân dẫn đến gây thương tích cho người khác thì ngoài bị kỷ luật còn phải liên đới chịu bồi thường toàn bộ chi phí đi viện cho người bị thương tích và bị phạt tài chính tùy theo tính chất và hậu quả của vụ việc. Nếu có nhiều người cùng mắc lỗi là nguyên nhân gây ra vụ việc gây ra thương tích thì cùng nhau chia sẻ các chi phí đi viện của người bị thương tích và chia sẻ mức phạt tài chính.
• Nếu chủ động đánh bạn gây thương tích ngoài bị kỷ luật còn phải chịu bồi thường toàn bộ chi phí đi viện cho bạn gồm: đi lại, khám, chữa vết thương đến phục hồi lành lặn hoàn toàn, và còn phải chi tiền bồi dưỡng sức khỏe cho bạn. Ngoài ra tùy tính chất, hậu quả của vụ việc mà còn phải chịu phạt tài chính. Nếu nghiêm trọng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
b. Nếu do cùng đánh nhau gây thương tích cho nhau thì ngoài bị kỷ luật tùy trường hợp cụ thể mà hai, ba bên cùng chia sẻ chi phí đi viện cho nhau và cùng chịu mức phạt tài chính.
c. Nếu mắc lỗi ăn cắp ngoài bị kỷ luật còn phải bồi thường đúng theo giá trị của tất cả các đồ đã mất cắp từ trước cho tới lúc đó mà chưa bị phát hiện của tất cả các bạn cùng tầng ở KTX nếu thực hiện lỗi ăn cắp ở KTX hoặc ở các phòng học cùng tầng trên khu vực phòng học nếu lỗi ăn cắp thực hiện trên khu phòng học.
d. Nếu làm hư hỏng, mất mát tài sản của Nhà trường sẽ xử lý theo mục 18 Điều 15 của bản cam kết nội quy này.
7. Nếu ngay sau khi vi phạm nội quy, mắc lỗi mà chủ động tự giác thú tội, tự kiểm điểm xin lỗi đối với cán bộ, giáo viên phụ trách lĩnh vực đó và những người có liên quan, chủ động giải quyết tốt mọi hậu quả gây ra thì được xem xét giảm mức kỷ luật. Nếu không thành khẩn, quanh co, dấu giếm, ngoan cố và chống đối, không ký biên bản gây ra sự việc đều chịu mức kỷ luật nặng nhất.
8. Mọi trường hợp cố tình bao che, dấu giếm, ủng hộ, cổ vũ, hùa theo những người vi phạm nội quy thì
cũng bị xử lý kỷ luật tương đương như người vi phạm nội quy.
9. Mọi trường hợp đã từ chối cho ở nội trú vì lỗi vi phạm nội quy thì không cho quay trở lại KTX, trừ trường hợp rất đặc biệt.
10. Nếu cuối năm học bị xếp hạnh kiểm loại Yếu thì buộc phải chuyển Trường (bất kể học lực loại nào).
11. Việc tính lần vi phạm nội quy là tính chung cho tất cả các loại lỗi, các mục, các điều trong nội quy chứ không tính riêng đối với từng loại vi phạm nào. Mỗi khi HS vi phạm nội quy đều làm tường trình hoặc biên bản và viết kiểm điểm, làm cam kết không tái phạm, rồi lưu vào hồ sơ của học sinh ở Tổ GVCN, BQL KTX và lưu trên máy vi tính để theo dõi hệ thống từ đầu năm đến hết năm học và lưu hồ sơ theo dõi liên tục suốt ba năm học làm căn cứ nhận xét đánh giá, ghi học bạ vào cuối mỗi năm học.
12. Tất cả mọi điều trong nội quy và việc xử lý kỷ luật khi HS vi phạm được áp dụng hoàn toàn khách quan, bình đẳng, công khai và công bằng đối với tất cả mọi HS của Trường. Tuyệt đối không phân biệt đối xử, không có ngoại lệ, không thiên vị, không thành kiến trù úm. Càng ở các lớp khối trên được sống và rèn luyện trong KTX lâu hơn, được giáo dục kỹ hơn, hiểu biết nhiều hơn thì càng yêu cầu cao hơn, kỷ luật nặng hơn.
Điều 28: Cam kết cuối cùng:
1. Nếu em vi phạm bất cứ điểm nào ở điều nào trong bản cam kết thực hiện nội quy này thì:
a. Em xin chịu mọi kỷ luật, mọi hình phạt của Nhà trường như đã nêu trong văn bản này.
b. Em tự chịu trách nhiệm về mọi sự cố bất trắc, mọi rủi ro thiệt thòi, mọi hậu quả xảy ra đối với bản thân do em vi phạm nội quy hoặc do khách quan đem đến.
2. Nếu cuối mỗi học kỳ cũng như cuối năm học mà tổng điểm thi 05 môn Văn, Toán, Lý, Hóa, Anh của em dưới 20 điểm thì em chấp nhận không được ở nội trú phải ra ngoại trú. Nếu tổng điểm 05 môn thi như trên dưới 20 điểm và hạnh kiểm học kỳ Trung bình trở xuống thì em chấp nhận buộc phải chuyển Trường.
phần cam kết của bố, mẹ học sinh hoặc người đỡ đầu cung cấp tài chính cho học sinh ăn học:
Tôi là:……………………………………………………………………….CM số:…………………………..do CA:…………………………..
cấp ngày:…………….Điện thoại:…………………………..là bố (mẹ) của em:…………………….học sinh của Trường.
Sau khi đã được nghiên cứu kỹ toàn bộ nội dung Bản cam kết thực hiện nội quy của Nhà trường này, tôi hoàn toàn nhất trí vì đó là những điều rất cần thiết và bổ ích để xây dựng môi trường giáo dục, môi trường sống và học tập tốt đẹp cho mọi HS, bảo vệ các quyền lợi của mọi HS, để mỗi HS mới có thể phấn đấu học tập tốt, trở thành con ngoan, trò giỏi và sau này là công dân tốt của xã hội. Vì thế tôi hoàn toàn đồng ý cho con tôi học nội trú tại trường Trí Đức. Tôi đồng ý để cho con tôi cam kết thực hiện đúng toàn bộ nội dung đã nêu trên. Gia đình tôi sẽ giáo dục, động viên và tạo điều kiện tốt nhất để con tôi cùng toàn gia đình thực hiện đúng mọi điều trong nội quy của Nhà trường. Về phần gia đình, chúng tôi cam kết sẽ thực hiện nghiêm túc những vấn đề sau đây:
1. Cho con tôi học ổn định tại Trường, ở nội trú ổn định tại KTX suốt năm học, khóa học (trừ khi con tôi vi phạm nội quy bị Nhà trường kỷ luật cho ra khỏi KTX hoặc buộc chuyển Trường). Cung cấp chính xác số điện thoại cho Nhà trường và kịp thời điều chỉnh mỗi khi có sự thay đổi, đảm bảo sự liên lạc giữa gia đình với Nhà trường thường xuyên thông suốt.
2. Khi Nhà trường thông báo con tôi phải nằm viện hoặc mắc bệnh cần cách ly gia đình tôi phải đến chăm sóc hoặc đưa về ngay, nếu chưa đến kịp, tôi nhờ Nhà trường thuê người trông nom hộ, chúng tôi sẽ chịu trách nhiệm thanh toán kinh phí. Trường hợp cấp cứu phải quyết định mổ mà gia đình chưa kịp đến, tôi nhờ y tế Nhà trường quyết định và ký thay; trường hợp cấp cứu, hoặc phải xử lý đặc biệt hoặc cần thiết phải điều trị tích cực mà gia đình chưa đến kịp, tôi nhờ y tế Nhà trường can thiệp với các bác sĩ điều trị trực tiếp giúp cho con tôi được điều trị với tinh thần tốt nhất và chủ động giải quyết chi phí theo dịch vụ của Bệnh viện, khi đó gia đình tôi xin chịu mọi phí tổn và hậu quả không may nếu xảy ra đối với con tôi.
3. Nếu Nhà trường phát hiện con chúng tôi có dấu hiệu, triệu chứng những bệnh nguy hiểm có thể xảy ra đột xuất bất thường vượt ngoài tầm kiểm soát của y tế Nhà trường mà thông báo về gia đình, yêu cầu gia đình đến làm các thủ tục gì hoặc cần phải đưa con tạm ra ngoại trú để chăm sóc riêng thì tôi xin chấp hành. Nếu tôi không thực hiện thì Nhà trường thuê người đưa con tôi về cho gia đình, khi đó tôi xin chịu phí tổn và mọi hậu quả xảy ra.
4. Nếu con chúng tôi vi phạm nội quy của Nhà trường, tôi tôn trọng, ủng hộ và thực hiện đúng các hình thức kỷ luật của Nhà trường. Trường hợp con tôi vi phạm nội quy đến mức Nhà trường phải mời chúng tôi đến giải quyết mà sau 24 tiếng đồng hồ từ khi gia đình tôi nhận được thông tin của Nhà trường thông báo, nếu gia đình
tôi không đến được, cũng không có ý kiến gì thì Nhà trường cho con tôi tự về gia đình để chờ giải quyết sau. Nếu con chúng tôi vi phạm nội quy đến mức Nhà trường phải từ chối cho ở nội trú mà chúng tôi không thực hiện thì Nhà trường cho con chúng tôi tự về. Trong các trường hợp nêu trên, chúng tôi xin chịu mọi hậu quả xảy ra và hứa không có những hành vi, lời nói thô tục và chống đối Nhà trường, không có thái độ và hành vi vô trách nhiệm với con hoặc xát phạt ngược đãi với con mình.
5. Khi con chúng tôi có sự xích mích, va chạm, ẩu đả, đánh nhau với học sinh khác hoặc bị học sinh khác đe dọa hoặc bị đánh thì chúng tôi hoàn toàn tin tưởng và thực hiện nghiêm túc mọi quyết định của Nhà trường, tuyệt đối không nghe thông tin không chính thức một chiều từ con, không nóng vội bức xúc làm phức tạp sự việc và đặc biệt không có thái độ, hành vi, lời nói thiếu văn hóa, bất hợp tác, không thiện chí, không xây dựng, hằn học, thù oán, đe dọa, trả đũa vv… đối với học sinh và phụ huynh của học sinh gây ra sự việc cũng như đối với CB, GV, nhân viên Nhà trường. Nếu gia đình chúng tôi có người vi phạm những vấn đề trên thì chúng tôi xin nhận mọi hình thức xử lý kể cả mức nặng nhất của Nhà trường.
6. Không đến thăm và đón con ngoài những ngày Nhà trường đã quy định trong văn bản này. Những ngày được Nhà trường cho học sinh ra ngoài, chúng tôi là bố, mẹ học sinh sẽ mang thẻ thăm đón trực tiếp đến đón. Nếu không đến đón được chúng tôi sẽ xin uỷ nhiệm cho người mang thẻ thăm đón mà Nhà trường đã cấp đến đón thay và tôi tự chịu trách nhiệm về mọi hậu quả. Nếu không có ai mang thẻ thăm đón đến đón, tôi đề nghị Nhà trường cho con tôi tự ra ngoài. Gia đình tôi hứa không xin cho con nghỉ học về nhà trừ trường hợp gia đình có hiếu hoặc có người ốm nặng hấp hối hoặc cưới anh chị ruột. Không phô tô màu thẻ thăm đón của Nhà trường, không giao thẻ thăm đón cho con, không nhờ người chưa đến tuổi thành niên và những người không đủ tư cách như người say rượu, hay gây sự, nói năng tục tĩu v.v… đến đón con và giao dịch với Nhà trường. Mỗi lần đón con ra, chúng tôi đều đưa con trở lại vào trong cổng Trường đúng giờ giao cho bảo vệ và nhận lại thẻ thăm đón rồi mới ra về, không thả con ở ngoài cổng Trường, không để con tự đi đến Trường. Nếu gia đình tôi vi phạm những điều trên, tôi xin chấp nhận hình thức xử lý của Nhà trường và chịu trách nhiệm về mọi hậu quả xảy ra với con tôi. Trường hợp mất thẻ thăm đón tôi sẽ trực tiếp đến Trường báo và xin cấp lại.
7. Khi được Nhà trường triệu tập hội nghị CMHS, chúng tôi là bố, mẹ học sinh sẽ trực tiếp đến tham gia họp đầy đủ, đúng giờ với ý thức xây dựng nghiêm túc. Nếu cả bố đều ốm đau hoặc bận không dự họp được thì gia đình tôi xin phép sẽ đến tiếp thu tinh thần nội dung của cuộc họp sau không nhờ người họp thay và xin thực hiện nghiêm túc những nội dung, những quyết định của hội nghị.
8. Chúng tôi hứa trong thời gian con tôi sống và học tập ở Trường không gửi các đồ ăn uống vào, không cho con tôi cầm tiền mặt, thẻ ATM, các đồng hồ đắt tiền, các đồ trang sức có vàng bạc quý hiếm, điện thoại di động, kim từ điển cũng như các đồ dùng mà trong văn bản này đã nêu không cho HS lưu giữ, sử dụng như tại các mục 13, 15 – Điều 6; các mục 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42 của Điều 8; mục 2,3,4,5 của Điều 16; tất cả các đồ có sử dụng điện; các loại thuốc (trừ khi đang uống thuốc điều trị dở thì tôi sẽ trực tiếp đem thuốc đến nhờ phòng y tế Nhà trường quản lý và cho con tôi uống tiếp) vv… Chuẩn bị cho con đầy đủ và đúng những thứ được mang vào đồng thời kiểm tra kỹ để loại ra tất cả những thứ không được mang vào KTX như đã nêu ở Điều 21 của văn bản này mỗi khi con đến Trường. Nếu gia đình tôi vi phạm những quy định trên của Nhà trường tôi xin nhận hình thức xử lý của Nhà trường là cho con tôi ra ở ngoại trú chờ cuối học kỳ sẽ phải chuyển Trường.
9. Cho con tôi mua hàng tiêu dùng ở căn tin của Trường mỗi tháng là: ……………………………. cấp cho con đi đường mỗi lần tự về nhà là: ………………………………………. Nếu đột xuất con tôi cần mua sách, làm kính thuốc, hoặc thứ gì thật cần thiết mà căn tin Nhà trường không có tôi nhờ Nhà trường giải quyết giúp. Tôi đồng ý chủ trương đồng phục cho học sinh của Nhà trường và tôi cho con tôi đủ tiền may đồng phục ngay.
10. Chúng tôi cam kết không có bất cứ hành vi hối lộ, tiêu cực nào như biếu quà, phong bao phong bì vv… cho bất cứ CB, GV, NV nào của Trường từ Hiệu trưởng trở xuống về bất cứ việc gì. Không cho CB, GV, NV của Trường vay mượn tiền, đồ dùng vv… Không tự nhờ vả bất cứ CB, NV, GV nào của Trường về bất cứ việc gì có liên quan đến HS mà không thông qua Nhà trường, không được sự đồng ý của BGH Nhà trường (kể cả nhờ chuyển tiền học phí cho con). Không cho số điện thoại của mình đồng thời không tự xin số điện thoại của bất cứ CB, NV, GV nào của Trường mà không được BGH Nhà trường giới thiệu hoặc giao nhiệm vụ liên hệ. Không để PHHS và học sinh lớp con tôi học tự hình thành các quỹ mà không thông qua Nhà trường. Nếu chúng tôi vi phạm các điều trên, chúng tôi xin tự chịu mọi hậu quả xảy ra và chịu các hình thức xử lý của Nhà trường.
11. Tôi đồng ý cho con tôi tham gia hoạt động các câu lạc bộ phù hợp với khả năng, tham gia thư viện điện tử và các hoạt động tham quan, dã ngoại do Nhà trường tổ chức quản lý phục vụ học tập và rèn luyện toàn diện. Trong khi tham gia các hoạt động nêu trên, con tôi và gia đình xin chịu mọi rủi ro, hậu quả xảy ra do con tôi vi phạm các quy định của Nhà trường cũng như do khách quan đem lại.
12. Thực hiện đầy đủ và đúng thời hạn các nghĩa vụ đóng góp hằng tháng theo quy định của Nhà trường, nếu gia đình tôi để thiếu tiền nhiều hơn nghĩa vụ phải đóng góp của một tháng thì đề nghị Nhà trường cho con tôi tự về gia đình lấy đến nộp. Khi đó tôi và con tôi tự chịu mọi rủi ro, hậu quả xảy ra do việc tự đi về.
13. Chúng tôi tự chịu hoàn toàn trách nhiệm về mọi sự cố bất trắc, mọi rủi ro thiệt thòi, mọi hậu quả xảy ra đối với con chúng tôi nếu do con tôi vi phạm nội quy hoặc do gia đình tôi không thực hiện đúng quy định của Nhà trường hoặc do nguyên nhân khách quan nào đó gây ra.
14. Mỗi khi tiếp xúc, làm việc với cán bộ, nhân viên, giáo viên và BGH Nhà trường chúng tôi đều giữ thái độ bình tĩnh, tôn trọng, đúng mức, lịch sự, hợp tác, không trong tình trạng vừa uống rượu bia, không nói tục, không gây sự. Mọi vấn đề đều phải xuất phát từ quyền lợi chung của học sinh toàn Trường, các quy định, nội quy của Nhà trường và các quy định của Pháp luật Nhà nước để giải quyết. Mọi vấn đề thấy chưa thoả đáng muốn có ý kiến tôi sẽ trực tiếp gặp người có trách nhiệm trao đổi phản ánh đúng lúc đúng chỗ đúng mức độ hoặc làm đơn kiến nghị Hiệu trưởng Nhà trường giải quyết. Nếu gia đình tôi vi phạm các quy định trên, có những hành vi, thái độ bất hợp tác, xúc phạm đến Nhà trường cũng như xúc phạm CB, GV, Nhân viên của Trường thì tôi xin nhận mọi hình thức xử lý kể cả mức nặng nhất của Nhà trường.
Bản cam kết này sau khi hoàn tất, có đủ chữ ký và được Nhà trường xác nhận sẽ phô tô thêm 02 bản: Nhà trường giữ bản gốc để theo dõi, bố (mẹ) học sinh giữ 01 bản và học sinh giữ một bản để thực hiện.
Ngày …… tháng …… năm 2018
Bố (mẹ) HS cam kết (Ký và ghi rõ họ đệm tên) |
Học sinh cam kết: (Ký và ghi rõ họ đệm tên) |
Xác nhận của BGH Hà Trung Hưng |