Sáo trúc có lẽ là một trong số không nhiều loại nhạc cụ lâu đời nhất trong các loại nhạc cụ dân gian Việt Nam. Bởi nơi đâu trên đất Việt cũng đều có sự hiện diện của những thân trúc mảnh mai. Tiếng sáo vang vọng từ thời Trương Chi, theo trẻ ra đồng réo rắt trên lưng trâu, du dương trầm bổng trong các buổi hòa tấu nhạc cụ dân tộc. Sáo trúc Việt Nam sẵn lòng chia sẻ buồn, vui…
Chính vì lẽ đó, sáo trúc xuất hiện ở Trí Đức như một sự gặp gỡ tất yếu của những tâm hồn đồng điệu. Nó đặc biệt ngay từ khi hình thành CLB. Thay vì Nhà trường đứng ra tổ chức hoạt động CLB và thu hút học sinh tham gia thì CLB sáo trúc do chính học sinh viết đơn xin tổ chức. Người sáng lập ra CLB là các anh Mai Đức Thắng 12N6 và Trịnh Linh Bình 12N7.
Thắng và Bình đang thổi sáo.
Đã biết thổi sáo từ vài năm trước, với một chút kinh nghiệm về bộ môn nghệ thuật này, khi được hỏi lí do mà Thắng và Bình muốn thành lập CLB. Câu trả lời thật đơn giản, là học sinh cuối cấp, các anh muốn truyền lại một số kĩ năng cho các em có cùng đam mê, đồng thời muốn mở rộng thêm những loại hình nghệ thuật trong ngôi nhà chung Trí Đức.
Cây sáo nhìn đơn giản như vậy nhưng thật ra muốn thổi cho tới trình độ thu hút tâm hồn người khác thì không hề đơn giản chút nào. Học từ những ngày đầu trên lưng trâu như những chú mục đồng thì chỉ vài hôm là xong nhưng để thỏa mãn với sáo thì có thể suốt cả cuộc đời người nghệ sĩ vẫn phải miệt mài. Vì thế, lúc đầu, CLB không “ăn khách” cho lắm. Ban đầu chỉ có 2 bạn khối 11 tham gia, nhưng càng về sau thì số lượng càng đông, nhiệt tình nhất là học sinh khối 10 – K21. Đến nay, CLB đã có hơn 20 thành viên. Nổi bật về kĩ thuật là các bạn Trần Văn Vỹ, Đỗ Minh Việt, Nguyễn Thế Hiếu, Đỗ Tuấn Anh…
CLB sáo trúc
Trụ sở chính của CLB là lớp học 12N6,12N7. Mỗi buổi chiều sau giờ tan học, những anh em trong đội lại gặp gỡ, trao đổi những cây sáo và cất lên những bản nhạc du dương. Đôi khi không sinh hoạt ở lớp, mấy anh em lại kéo nhau về phòng ở, vừa thổi vừa hát cho các bạn cùng nghe.
Thổi sáo trong phòng
Tuy mới thành lập nhưng các thành viên trong CLB đã có khá nhiều dự định tương lai như phát triển thêm số lượng, biểu diễn trên sân khấu trong các dịp lễ hội của Trường. Hiện tại, CLB đang ráo riết tập luyện để “trình làng” một tác phẩm đầu tay trong đêm Tất niên.
Điều mong muốn lớn nhất của CLB là sẽ gieo trồng loại nhạc cụ dân tộc ở mảnh đất Trí Đức ngày càng màu mỡ và xanh tươi. Khắp Trí Đức sẽ yên bình, đẹp đẽ biết bao khi loài cây này được sinh tồn và phát triển.